LƯỢC SỬ 60 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN GĐPT PHỔ HIỀN

GĐPT PHỔ HIỀN được thành lập từ năm 1964 tại khu Bảy Hiền, nay là Chùa Phổ Hiền 198 Võ Thành Trang, Phường 11, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh. Gồm có 3 ngành Thanh – Thiếu – Đồng với đoàn: Thanh Nam, Thanh Nữ, Thiếu Nam, Thiếu Nữ, Đồng Nam, Đồng Nữ.

I. DUYÊN KHỞI

Vào những năm 1963, vùng đất Bảy Hiền còn hoang vắng lắm, chỉ xúm xít một số ngôi nhà ở đường Nguyễn Bá Tòng, một đoạn ngắn đường Hồ Tấn Đức (Võ Thành Trang ngày nay), còn lại là toàn vùng trống do vừa đốn bỏ cao su. Phía Tây khoảng 1km, có một xóm nhỏ trồng rau xanh, nuôi ngựa đa số là người Miên, người Nùng (gọi là Xóm Xe Ngựa, chuyên trồng trọt và chạy xe ngựa). Toàn khu vực Ngã Tư Bảy Hiền, phía Đông là khu chăn nuôi, đối diện là trại lính, phía Bắc là nghĩa địa Pháp, đối diện là khu chăn nuôi, phía Nam là rừng cao su bị đốn bỏ một đoạn 600-700m, tiếp theo đó là rừng cao su đến tận trường đua (ngựa) Phú Thọ, phía đối diện là đài phát sóng với nhiều cột anten trải dài và cỏ dại mọc cao lút đầu người…

Gia đình Phật tử Quảng Hiền (Phổ Hiền hiện nay) ra đời từ những thao thức của một số Phật tử từ Quảng Nam vào đây sinh cơ lập nghiệp, tham gia sinh hoạt GĐPT Chánh Đạo, mong muốn tổ chức GĐPT được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng người miền Trung tại khu Bảy Hiền. Nhưng thuở ấy, tại khu Bảy Hiền chỉ có chùa Quảng Hương nằm trên đường Phạm Hồng Thái (nay là đường Trường Chinh) do ông Cầu hiến nhà làm chùa, Thầy Tâm Quang, Thầy Tâm Hân, Thầy Tâm Hoàn trực tiếp chăm sóc. Vì chùa có diện tích rất nhỏ, lại không có sân vườn nên không thể tổ chức sinh hoạt được.

Toàn cảnh khu Bảy Hiền năm 1967

Trong khu dệt Bảy Hiền, Chi hội Phật giáo khu Bảy Hiền được thành lập do Đạo hữu Thái Hưng làm Chi Hội trưởng, đạo hữu Như Đài Lê Thương làm Chi Hội phó. Lực lượng Phật tử lúc bấy giờ còn yếu và phân tán, lại chưa có điều kiện thành lập Niệm Phật Đường nên Chi hội Phật giáo đã được một số đạo hữu Phật tử tín tâm, tự nguyện cho mượn nhà để làm Niệm Phật Đường, như nhà đạo hữu Diệu Giai (bà Trúc), đạo hữu Như Từ (bác Đài), đạo hữu Sỹ, đạo hữu Hai Nhàn, đạo hữu Quảng Nghi (bác Tiền), …

II. GIAI ĐOẠN THÀNH LẬP

Sau Pháp nạn 1963 một số anh chị đang sinh hoạt tại đơn vị GĐPT Chánh Đạo mạnh dạn tách khỏi đơn vị về khu Bảy Hiền thành lập đơn vị mới, được sự giúp đỡ của đạo hữu Như Đài – Lê Thương lúc đó là Chi Hội phó Phật giáo khu Bảy Hiền, sau nhiều lần liên lạc xin phép Sư bà trụ trì chùa Thiền Quang (nay ở góc Trường Chinh – Trương Công Định), hoan hỷ cho phép tổ chức sinh hoạt GĐPT. Năm anh em Minh Sang – Đặng Hữu Cảnh, Như Tập – Nguyễn Văn Nhung, Minh Hiền – Huỳnh Văn Mua, Đoàn Cúc (Đoàn Mai), Như Thuyết – Đặng Hoài Thương là những đội trưởng, đội phó và đoàn sinh GĐPT Chánh Đạo về đây khởi xướng thành lập GĐPT. Đây là hạt nhân đầu tiên hình thành Gia đình Phật tử Quảng Hiền (là sự kết hợp 2 chữ đầu Quảng Nam – Bảy Hiền ghép lại).

Ban Huynh trưởng giai đoạn thành lập gồm:

  • Liên Đoàn trưởng: Anh Như Thuyết – Đặng Hoài Thương
  • Thư ký: Anh Minh Hiền – Huỳnh Văn Mua
  • Đoàn trưởng Thiếu nam: Anh Như Tập – Nguyễn Văn Nhung
  • Đoàn trưởng Đồng nam: Anh Minh Sang – Đặng Hữu Cảnh
  • Đoàn trưởng Đồng nữ: Anh Minh Sang – Đặng Hữu Cảnh (kiêm)
  • Anh Đoàn Cúc (Đoàn Mai)
  • Anh Trần Đức Nay

Thời gian đầu, sinh hoạt dưới sự đỡ đầu của Ban Huynh trưởng GĐPT Chánh Đạo.

Vị trí chùa Thiền Quang nằm trên địa bàn có nhiều người Nam và người Bắc cư trú, nên đoàn sinh đa số là người Bắc và người Nam, chỉ có một số ít người Trung là những anh chị em thợ dệt tại khu Bảy Hiền tham gia sinh hoạt.

 

Năm 1964; 1965; 1966, chiến tranh mỗi ngày thêm khốc liệt, loạn lạc khắp nơi, đoàn người chạy trốn chiến tranh ồ ạt đổ vào miền Nam sinh cơ lập nghiệp, đại đa số là người dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Trong số đó, một số huynh trưởng nòng cốt của của GĐPT huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, tất cả đều cùng tâm nguyện an cư lập nghiệp và tạo điều kiện xây dựng tổ chức GĐPT. Các anh chị khi vào đến khu Bảy Hiền, đều được đạo hữu Như Đài Lê Thương mời tham gia vào GĐPT Quảng Hiền, như anh Thị Công – Nguyễn Viết Chiến, anh Thị Minh – Nguyễn Tất Hộ, anh Thị Lộc – Võ Văn Mai, anh Như Thọ – Lê Diên, anh Như Tường – Lương Thiện Thành, anh Võ Đình Luận, anh Thị Tuần – Hồ Tấn Kiệm, chị Diệu Nhơn, chị Nguyễn Thị Tường, chị Thị Tánh – Phạm Thị Nhiếp, chị Đỗ Thị Thái…

  • GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN:

Giữa năm 1964 với sự tham gia hùng hậu của một số Huynh trưởng từ miền Trung vào Bảy Hiền được mời nhận những trọng trách trong Gia đình Phật tử.

Ban Huynh trưởng được hình thành và sinh hoạt đến năm 1976 như sau:

  • Gia trưởng: Huynh trưởng Như Tường – Lương Thiện Thành (1964-1968); Huynh trưởng Thị Cần – Nguyễn Đức Lực (1968-1982).
  • Liên Đoàn trưởng: Huynh trưởng Thị Công – Nguyễn Viết Chiến (1964-1982).
  • Liên Đoàn trưởng Nữ: Huynh trưởng Hồ Thị Trợ (1968-1982).
  • Liên Đoàn phó: Huynh trưởng Như Thọ – Lê Diên.
  • Thư ký: Huynh trưởng Thị Lộc – Võ Văn Mai (sau Huynh trưởng Huỳnh Quang Mân).
  • Đoàn trưởng Thanh nam: Huynh trưởng Thị Minh – Nguyễn Tất Hộ.
  • Đoàn phó Thanh nam: Huynh trưởng Thị Lộc – Võ Văn Mai.
  • Đoàn trưởng Thiếu nam: Huynh trưởng Như Tập – Nguyễn Văn Nhung (sau là Huynh trưởng Thị Cang – Hồ Văn Bảy).
  • Đoàn phó Thiếu nam: Huynh trưởng Lương Ngọc Châu, Huynh trưởng Như Thời – Trần Ngọc Thơ.
  • Đoàn trưởng Đồng nam: Huynh trưởng Minh Sang – Đặng Hữu Cảnh (sau Huynh trưởng Hồ Ngọc Ẩn, Hồ Tấn Đây).
  • Đoàn phó Đồng nam: Huynh trưởng Minh Hiền – Huỳnh Văn Mua (sau là Huynh trưởng Hồ Văn Hiệp, Thị Cư – Nguyễn Thanh Minh).
  • Đoàn trưởng Thiếu nữ: Thị Tánh – Phạm Thị Nhiếp (sau các Huynh trưởng Lê Thị Nhuận, Võ Thị Năm).
  • Đoàn phó Thiếu nữ: Đỗ Thị Thái (sau là Lê Thị Hoa, Hồ Thị Lan, Trịnh Thị Thu Nguyệt, Trần Thị Nhạn).
  • Đoàn trưởng Đồng nữ: Huynh trưởng Minh Sang – Đặng Hữu Cảnh, kiêm (sau là Huynh trưởng Dương Thị Tiết).
  • Đoàn phó Đồng nữ: Huynh trưởng Diệu Nhơn (sau là Huynh trưởng Lê Thị Sang).

Nhiều Huynh trưởng khác đảm nhận các nhiệm vụ chuyên trách, chuyên môn, Đoàn phó các đoàn không liệt kê hết được, chúng tôi chỉ tiêu biểu một số anh chị trong suốt quá trình sinh hoạt từ 1963 đến 1975, có những đổi thay, đến, đi và có những anh chị ra đi vĩnh viễn.

– Tháng 9/1964 Ban Hướng Dẫn GĐPT tỉnh Gia Định được thành lập và ra mắt ngày 3/12/1964 tại Lăng Ông Bà Chiểu. Từ đây GĐPT Quảng Hiền sinh hoạt trực tiếp dưới sự lãnh đạo của BHD GĐPT Gia Định.

– Ngày 10/09/1965, tham dự Đại hội Oanh Vũ kỳ I. (Trung thu năm Ất Tỵ).

– Ngày 24; 25; 26/12/1965, tham dự Trại Phổ Đà Họp bạn GĐPT đầu tiên của tỉnh Gia Định, được tổ chức tại Thảo Cầm Viên.

– Năm 1966, GĐPT Quảng Hiền chuyển sinh hoạt về chùa Thiện Mỹ (nay là Niệm Phật Đường Kim Giác).

– Ngày 29/09/1966, tham dự Đại hội Oanh Vũ kỳ II. (Trung thu năm Bính Ngọ).

– Năm 1967, tổ chức Trại Quảng Đức, Kỷ niệm Đệ tứ Chu niên GĐPT Quảng Hiền, Phật lịch 2511.

– Tháng 6;7/1967, GĐPT Quảng Hiền và Đoàn Thanh niên Phật tử Quảng Hiền chung tay góp sức cùng với các đạo hữu Phật tử tiến hành đổ đất đắp nền xây dựng Niệm Phật Đường khu Bảy Hiền. Do nền đất thấp nước mưa tụ lại sâu trên đầu gối có chỗ sâu tới ngang bụng, anh em phải tải từng bao đất nhỏ đổ xuống như muối bỏ biển, nhưng rồi cuối cùng “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”. Vượt qua nhiều cam go gian khó, rốt cuộc bằng những vật liệu nhẹ như mái tôn, cột gỗ, vách ván thùng tơ, ống tơ… Niệm Phật Đường cũng đã được hình thành.

– Tháng 9/1967, Đại đức Thích Thị Khoa từ Quảng Nam vào định cư tại khu Bảy Hiền được Chi hội Phật giáo nhất tâm cung thỉnh trụ trì Niệm Phật Đường.

– Ngày 12/09/1967, Huynh trưởng Lương Ngọc Châu đạt Thủ khoa Trại Huấn luyện Lộc Uyển khóa III Gia Định.

– Ngày 18/09/1967, tham dự Đại hội Oanh vũ kỳ III. (Trung thu năm Đinh Mùi).

Sau Đại hội Oanh vũ GĐPT Quảng Hiền chuyển sinh hoạt từ chùa Thiện Mỹ về Niệm Phật Đường khu Bảy Hiền và sinh hoạt cố định từ đó đến ngày nay. Từ ngày đơn vị chuyển về sinh hoạt tại Niệm Phật Đường khu Bảy Hiền nằm trong khu dệt người miền Trung nên số lượng đoàn sinh người miền Trung tăng vọt, cao điểm lên đến hơn 250 đoàn sinh, còn đoàn sinh người miền Nam và miền Bắc giảm số lượng đáng kể.

– Ngày 30/12/1967 và 01/01/1968, tham dự Trại Kỳ Hoàn Họp bạn GĐPT toàn tỉnh Gia Định tổ chức tại Xóm Mới Gò Vấp và Đại hội Ngành Thiếu tại chùa Huỳnh Kim (Gò Vấp).

– Năm 1968, “Tổng công kích Mậu Thân”, khu Bảy Hiền trở thành khu vực giao tranh, 1/3 khu vực chìm trong khói lửa, nhà cửa tiêu tan, người dân chạy về Hòa Hưng và những nơi có trại tản cư. Đến tháng 9/1968 mới lần hồi về xây dựng lại nhà ở, GĐPT Quảng Hiền lại tiếp tục sinh hoạt.

+ Ngày 06/10/1968, tham dự Đại hội Oanh Vũ kỳ IV (Trung thu năm Mậu Thân).

+ Ngày 18/11/1968, anh Thị Cần – Nguyễn Đức Lực được xét cấp Tín, theo QĐ số 0788/HDTƯ/QĐ.

+ Anh Thị Cần – Nguyễn Đức Lực chính thức nhận nhiệm vụ Gia trưởng thay thế anh Như Tường – Lương Thiện Thành do hoàn cảnh phải đi xa.

– Năm 1969, tuân thủ nghị quyết của Ban Hướng dẫn GĐPT tỉnh Gia Định thống nhất thay đổi tên các đơn vị GĐPT trong tỉnh, lấy pháp hiệu của Bồ-tát Quảng Đức làm chữ đầu tên đơn vị, nên GĐPT Quảng Hiền đổi thành GĐPT Đức Trung.

– GĐPT Đức Trung cử một số huynh trưởng tham dự Đại hội Huynh trưởng Miền Khánh Hòa.

– Tham gia Trại Họp bạn Huynh trưởng toàn tỉnh Gia Định. Tham gia trại Họp bạn Thiếu nữ (trại Hạnh đầu tiên) của Gia Định.

– Ngày 29/09/1969, tham dự Đại hội Oanh Vũ kỳ V. (Trung thu năm Kỷ Dậu).

– Cuối năm 1969, Ban Huynh trưởng GĐPT Đức Trung đã liên hệ cung thỉnh Đại đức Thích Tâm Thanh, (trước là Huynh trưởng tỉnh Quảng Nam đi xuất gia) đang theo học tại Phật Học viện Huệ Nghiêm vừa tốt nghiệp đạt thứ hạng cao, Thầy vừa được mời vào Giảng sư đoàn Viện Hóa Đạo. Do đạo tình quê hương xứ Quảng nên Ngài đã hoan hỷ nhận làm Cố vấn Giáo hạnh GĐPT Đức Trung, đồng thời nhận trách nhiệm Chánh Đại diện Phật giáo khu Bảy Hiền. Ngài đã chuyển đổi Niệm Phật Đường khu Bảy Hiền thành chùa Phổ Hiền.

Giai đoạn này, GĐPT Đức Trung đã có trên 60 huynh trưởng đang sinh hoạt. Ban Huynh trưởng đã thống nhất cử một số Huynh trưởng xây dựng đơn vị mới và đã hình thành cùng lúc 4 đơn vị mới là:

– GĐPT Đức Quán do HT Hồ Tấn Kiệm, HT Lương Ngọc Châu, HT Hà Vĩnh Đính, HT Phạm Văn Liên… điều hành thành lập.

– GĐPT Đức Hải do HT Nguyễn Hữu Thập, HT Nguyễn Thanh Minh, HT Dương Hiển Ỷ, HT Trịnh Thị Thu Nguyệt, HT Lương Thị Mỹ Á… điều hành thành lập.

– GĐPT Đức Quảng do HT Võ Văn Mai điều hành thành lập.

– GĐPT Đức Hiệp do HT Hồ Ngọc Ấn, HT Trần Ngọc Thơ… điều hành thành lập.

– Năm 1969, Huynh trưởng Minh Xương – Nguyễn Văn Tương (tức Nguyễn Đủ) đã hy sinh khi cứu một em bé bị rớt giếng. Do giếng sâu và bị đậy kín lâu ngày thiếu khí oxy, nên anh và 2 người nữa đã hy sinh. Tang lễ được tổ chức 3 ngày tại chùa Phổ Hiền, với đầy đủ nghi lễ.

– Năm 1970, HT Nguyễn Viết Chiến, HT Võ Văn Mai, HT Nguyễn Tất Hộ được xét cấp Tập QĐ số 00158/HDGĐ/TB /QĐ, ngày 22/06/1970.

– Ngày 15/09/1970, tham dự Đại hội Oanh Vũ kỳ VI. (Trung thu năm Canh Tuất).

– Ngày 20/11/1970, GĐPT Đức Trung đăng cai tổ chức Đại hội Huynh trưởng GĐPT tỉnh Gia Định lần thứ IV. Anh Nguyễn Đức Lực được Đại hội Huynh trưởng GĐPT tỉnh Gia Định tín nhiệm bầu vào chức vụ Phó Trưởng ban.

  • Tham gia BHD Gia Định nhiệm kỳ 1970-1972:

+ Anh Nguyễn Đức Lực nhận nhiệm vụ Phó Trưởng ban BHD Gia Định.

+ Chị Hồ Thị Trợ nhận nhiệm vụ Uỷ viên Thiếu nữ.

 

Cuộc đấu tranh của Phật giáo vận động Hòa bình dân tộc từ sau Pháp nạn kéo dài đến năm 1970, máu Phật giáo đổ vẫn đổ, Huynh trưởng, đoàn sinh GĐPT vẫn còn bị bắt bớ, giam cầm, mất tích và hy sinh; Huynh trưởng Đào Thị Yến Phi tự thiêu tại Toà hành chánh tỉnh Khánh Hoà (1965), Huynh trưởng Nguyễn Đại Thức, chốt ở Mang Cá bị đạn từ máy bay bắn xuống (1966), Huynh trưởng Lê Thanh Sô bị Thủy Quân Lục Chiến bắn vào chùa Tam Bảo Đà Nẵng làm anh tử thương (1966), đoàn sinh Nguyễn Thị Vân tự thiêu trước sân chùa Thành Nội (Huế – 1966), Phật tử Phan Diệu Mai (Nhất Chi Mai) tự thiêu, Phật tử  Nguyễn Tăng Chất, Phật tử Trần Văn Du, Phật tử Hoàng Thuyết bị đánh đập tra tấn đến chết, hoặc mất tích… Phật tử Văn Bá Hoành là Đặc ủy GĐPT quận Duy Xuyên bị chôn sống, Phật tử Nguyễn Bá Lập bị thảm sát tại Quảng Ngãi, Phật tử Lê Đình Linh là Đặc ủy GĐPT quận Điện Bàn bị bắt và thủ tiêu mất tích… Còn biết bao Phật tử khác bị bắt bớ giam cầm, thủ tiêu, dìm nước… Tất cả đều hiến thân vì đạo. GĐPT Đức Trung cũng không tránh khỏi những nghi ngờ, bắt bớ. Một số anh chị phải trốn tránh nơi khác, một số vào quân lính, tình trạng xã hội rối ren, chiến tranh ngày càng khốc liệt… Miền Nam như đang nằm trên chảo lửa, chưa bao giờ mạng sống con người lại nhỏ nhoi và rẻ rúng đến vậy. Chiến tranh, chết chóc, tang thương, lòng người hoảng loạn, ngơ ngác, chỉ có niềm tin vào đạo, niềm tin vào GĐPT mới giải toả được tâm trạng bất an của mọi người. Gió to, sóng lớn như vậy, GĐPT Đức Trung vẫn từng bước vượt qua giai đoạn lịch sử đau thương ấy, vẫn sinh hoạt hằng tuần với số lượng 200 đến 250 đoàn sinh. Trong 12 năm ấy (1963-1975), chúng ta đã mất đi những người áo lam đồng sự (trên 30 người).

– Năm 1971, HT Nguyễn Văn Nhung, HT Huỳnh Quang Mân, HT Trần Ngọc Thơ, HT Đoàn Phong, HT Nguyễn Thanh Minh, trúng cách Trại Huyền Trang II TW tại Đà Lạt, QĐ số 294/ HDTƯ/NH do anh Lương Hoàng Chuẩn, Q.TB HDTW ký ngày 17/12/1971. Huynh trưởng Lương Viết Bình thủ khoa Trại Huấn luyện Lộc Uyển V Gia Định, số QĐ 0116/HDGĐ/QĐ/TB, ngày 15/07/1971.

– Ngày 09& 10/10/1971, tham dự Đại hội Oanh Vũ kỳ VII.

– Ngày 06& 07/11/1971, tham dự Trại Đức Hạnh, ngành nữ tổ chức tại chùa Pháp Vân (Phú Nhuận); cùng tham dự Trại Kiền Trắc Họp bạn ngành Thanh Thiếu nam.

  • Tham gia BHD Gia Định nhiệm kỳ 1972-1974:

+ Anh Nguyễn Đức Lực nhận nhiệm vụ UV HĐXH.

+ Anh Nguyễn Viết Chiến nhận nhiệm vụ UV Thiếu nam.

+ Chị Hồ Thị Trợ nhận nhiệm vụ UV Thanh nữ.

+ Anh Võ Văn Mai Đại diện BHD tại quận Tân Bình.

– Anh Nguyễn Viết Chiến được tân thăng cấp Tín, QĐ số 0431/HDTƯ, ngày 01/05/1972.

– Ngày 16& 17/09/1972, tham dự Đại hội Oanh Vũ kỳ VIII.

– Ngày 27& 28/10/1972, tham dự Trại Kim Cang, Họp bạn GĐPT toàn tỉnh tổ chức tại chùa Đồng Hiệp (Gò Vấp).

– HT Võ Văn Mai và HT Nguyễn Tất Hộ được tân thăng cấp Tín, QĐ số 539/HDTW, ngày 01/01/1973.

– Ngày 28& 29/04/1973, tham dự Trại Du Ngoạn tại Cần Giờ.

– Ngày 08& 09/09/1973, tham dự Đại hội Oanh Vũ kỳ IX.

– Tham dự Trại Thái Hư – GĐPT Miền Khánh Hoà tổ chức tại Vũng Tàu.

  • Tham gia BHD Gia Định nhiệm kỳ 1974-1976:

+ HT Nguyễn Viết Chiến nhận nhiệm vụ Uỷ viên Thanh nam.

+ HT Hồ Thị Trợ Uỷ viên Thiếu nữ.

+ HT Hồ Ngọc Ấn Đại diện BHD tại quận Tân Bình.

– Năm 1974, tham dự Trại Yến Phi (Trại Hạnh GĐPT Gia Định).

– Năm 1975, Đoàn sinh Nguyễn Dân đạt Thủ khoa bậc Trung thiện, kỳ thi do BHD GĐPT tỉnh Gia Định tổ chức, QĐ số 054/HDGĐ/TB/QĐ, ngày 10/03/1975.

Nhiều biến động lớn của đất nước, từ mùa hè đỏ lửa 1972, Đại lộ kinh hoàng Quảng Trị, Khe Sanh, An Lộc và nhiều địa danh khác miền Nam chìm trong khói lửa. GĐPT Đức Trung cũng có nhiều thay đổi. Một số anh vì chiến tranh đã ra đi vĩnh viễn, như anh Đặng Hữu Cảnh, anh Hàn Biên Từ, anh Nguyễn Chín, anh Võ Ngọc Linh, anh Dương Hiển Ỷ, anh Phạm Tranh…

– Năm 1975, chiến tranh dần đi đến giai đoạn kết thúc, chiến trận dồn dập, bom đạn càn quét khốc liệt, cảnh tang thương chết chóc khắp nơi. Thượng tọa Thích Tâm Thanh từ Đại Ninh về lại khu Bảy Hiền tổ chức Đội Cứu Phòng, giúp đỡ bà con nhân dân trong tình thế hỗn loạn, lấy cơ sở Phật giáo làm điểm tựa cho dân tránh loạn. GĐPT Đức Trung, Đoàn Thanh niên Phật tử Quảng Hiền là lực lượng nòng cốt trong công tác ứng cứu dân lành lâm nguy khi trận chiến xảy ra, tải thương, băng bó, tải người xấu số bỏ mạng kể cả bộ đội. Sáng 30/4/1975, anh Đoàn trưởng Đoàn Thanh niên Phật tử Quảng Hiền là anh Minh Chánh – Nguyễn Tấn Thành đã hi sinh đương lúc tham gia Đội Cứu Phòng.

III. SAU CUỘC CHIẾN:

Do chuyển biến thời cuộc quá nhanh, những hoạt động xã hội gần như chựng lại. GĐPT Đức Trung vẫn củng cố giữ nề nếp sinh hoạt bình thường tuy số lượng đoàn sinh không như trước. Các lễ lược Phật Đản, Vu Lan vẫn tổ chức nhưng số lượng Phật tử không còn nhiều như trước đây.

– Ngày 23& 24/8/1975, tham dự Đại hội Oanh Vũ kỳ X.

– Tháng 10/1975, Tổ chức trại Du Ngoạn về Đại Ninh thăm cốc, vấn an Thượng tọa Tâm Thanh.

– Ngày 06& 07/3/1976, tham dự Trại Họp bạn Ngành Thanh Thiếu GĐPT Gia Định, tổ chức tại chùa Đồng Hiệp (Gò Vấp).

– Năm 1976, đại trùng tu chùa Phổ Hiền. Đây là thời điểm cực kỳ khó khăn, nhiều chính sách mới của nhà nước được ban hành, cải tạo công thương nghiệp, tất cả mọi vật liệu từ gạch, cát, đá, xi măng, sắt, v.v. không dễ dàng mua được. GĐPT Đức Trung lại hăng say góp sức, âm thầm mua từng ký xi măng, từng cây sắt, lặng lẽ chở về. Các chị nữ và các em Ngành đồng chia nhau đi lượm chén, tô, sành sứ bể để thợ đập ra cẩn rồng phụng.

– Cuối năm 1976, GĐPT Đức Trung chuyển sinh hoạt từ động sang tĩnh, một số anh chị em hồi hương, một số khác đi vùng kinh tế mới, một số đi lao động khắp nơi, số còn lại vẫn bám chùa tiếp tục sinh hoạt vào những đêm mồng 1; 14; rằm; 30. Đoàn Quán GĐPT không người quản lý, mưa dột, hư nát, tất cả tư liệu, gia phả, đoàn phả không còn. Những gì còn lại hôm nay là sự lượm lặt hư cũ, nhòe nhoẹt và một số có được nhờ lưu giữ cá nhân.

  • Nhiệm kỳ 1976-1978; 1978-1980; 1980-1982 (3 nhiệm kỳ): Anh Nguyễn Viết Chiến nhận nhiệm vụ Uỷ viên Tổ Kiểm GĐPT Gia Định.

Nhiệm kỳ 1976-1978 và 1978-1980 (2 nhiệm kỳ): Anh Võ Văn Mai nhận nhiệm vụ Uỷ viên HĐXH.

– Từ năm 1983 – 1991, sinh hoạt tự trị tại chùa Phổ Hiền, không tham gia BHD GĐPT Gia Định.

IV. GIAI ĐOẠN TÁI SINH HOẠT ĐẾN NAY

Thời gian lặng lẽ trôi, một số anh chị em không thích hợp với nghề nông, đã dần quay về lại Bảy Hiền để sống với nghề dệt truyền thống.

Chùa Phổ Hiền lại đón tiếp những người con ra đi năm xưa, bây giờ quay trở lại ngôi nhà tâm linh yêu dấu. Sau nhiều lần trăn trở, anh chị em quyết tâm tìm phương cách tái sinh hoạt GĐPT, các anh Nguyễn Đức Lực, Hồ Văn Bảy, Nguyễn Thanh Minh, Mai Lạc Hồng, Trịnh Đình Kính, Đặng Hữu Trí, Hồ Văn Hiệp, Hồ Viết Đông, Dương Hiển Thông, Hồ Tấn Thu, Hồ Đắc Tâm, Phạm Phú Sáu (Điệp) và nhiều anh chị Huynh trưởng Đức Trung ngày xưa.

– Năm 1989, nhận thấy cơ duyên đã đến lúc chín muồi, anh Nguyễn Đức Lực phát khởi lời kêu gọi tái sinh hoạt GĐPT Đức Trung. Do nhiều trở ngại khách quan, nhưng rồi tất cả đều thống nhất lấy tên chùa Phổ Hiền làm tên đơn vị, hơi thở của GĐPT Quảng Hiền- Đức Trung lại tiếp tục hồi sinh với tên gọi mới: GĐPT Phổ Hiền.

  • Hương lam lan tỏa, tình lam mặn nồng, nhiều anh chị Huynh trưởng các nơi tựu về sinh hoạt, các Huynh trưởng Huỳnh Văn Tùng ở Long Xuyên, Đỗ Thị Đức, Đỗ Thị Thanh Mai, Phùng Văn Ngọc sinh hoạt GĐPT Giác Hạnh (Q.10), Võ Thị Tuyết (Bảo Lộc), Bạch Công Ái Thủy, Nguyễn Văn Thành (Bà Rịa Vũng Tàu), Lê Ngọc Cảm, Bùi Thế Lân (Quảng Nam), … đều cùng góp mặt kết vòng dây thân ái. Chiếc áo lam dịu hiền lại phất phới tung bay, tiếng reo vui của đàn chim oanh lại rộn ràng vang dậy.

– Năm 1992, tham gia Trại Lục Hòa I, được sự giúp đỡ của anh Tống Hồ Cầm, BHD Lâm thời GĐPT TP. Hồ Chí Minh ra đời. Anh Huỳnh Văn Tùng được mời giữ chức vụ Chánh Thư ký. Anh Huỳnh Văn Tùng giao lại trách nhiệm Liên Đoàn trưởng. Sau đó anh Nguyễn Thanh Minh nhận nhiệm vụ Liên đoàn trưởng.

– Năm 1993, Anh Nguyễn Đức Lực vận động thành lập Ban Bảo Trợ và làm Trưởng ban, giao nhiệm vụ Gia trưởng cho anh Hồ Văn Bảy.

– Hợp tác cùng GĐPT Từ Tân tổ chức trại Huấn luyện Anoma – Niliên – Tuyết Sơn tại chùa Phổ Hiền.

– Năm 1994, BHD Phân ban GĐPT TP ra mắt chính thức. Từ đây GĐPT Phổ Hiền sinh hoạt dưới sự lãnh đạo của Phân ban GĐPT TP.HCM.

– Năm 1995, tham dự Trại Huấn Luyện Huynh trưởng Lộc Uyển – A Dục.

– Năm 1999, tham dự trại Huấn luyện Anoma – Ni Liên – Tuyết Sơn do GĐPT khu vực 2 tổ chức tại chùa Vĩnh Phước.

– Đề cử 3 Huynh trưởng: HT Dương Hiển Thông, HT Phạm Phú Sáu (Điệp), HT Lê Công Lợi tham dự Trại Huấn luyện Huynh trưởng cấp II Huyền Trang I.

– Năm 1999 – 2000, cử HT Hồ Tấn Anh Kiệt, HT Nguyễn Thị Tâm hợp tác với HT Huỳnh Văn Tùng, HT Trần Hoàng Ngọc xây dựng đơn vị GĐPT Kim Giác sinh hoạt tại Niệm Phật Đường Kim Giác.

– Cùng trong năm 1999 – 2000, cử Huynh trưởng Đặng Hữu Trí, HT Lê Đình Cường, HT Hồ Văn Thịnh thành lập GĐPT Phước Thạnh sinh hoạt tại chùa Phước Thạnh. Huynh trưởng Đặng Hữu Trí làm Liên Đoàn trưởng từ ngày thành lập đến nay.

– Năm 2001 – 2005, cử 2 Huynh trưởng Hồ Văn Bảy và HT Nguyễn Thanh Minh tham dự bậc Lực và Trại Huấn luyện Huynh trưởng cấp III Vạn Hạnh II.

– Năm 2003, tham dự Trại Huấn luyện Anoma – Ni Liên – Tuyết Sơn và Trại huấn luyện Huynh trưởng Lộc Uyển – A Dục.

– Năm 2005, tham dự Trại Huấn luyện Huynh trưởng cấp II Huyền Trang II TP.

– Năm 2006, tham dự Đại hội GĐPT Toàn quốc lần thứ 10 tổ chức tại Thiền viện Quảng Đức và chùa Vĩnh Nghiêm (TP. Hồ Chí Minh). Trong dịp này Huynh trưởng Hồ Văn Bảy và HT Nguyễn Thanh Minh thọ cấp Tấn GĐPTVN do BHD PBGĐPT TW tổ chức tại Thiền viện Quảng Đức (TP Hồ Chí Minh).

– Năm 2007, tham dự Trại họp bạn ngành Thiếu toàn quốc tại chùa Linh Ứng Bãi Bụt (Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng).

– Năm 2008, tham dự Trại Huấn luyện Huynh trưởng cấp II Huyền Trang I TW khu vực 2 do BHD PB GĐPT TW tổ chức.

– Năm 2009, tham gia Trại Lục hòa 9 Họp bạn GĐPT TP. HCM.

– Năm 2010, tham gia Trại Lục hòa 10 Họp bạn GĐPT TP. HCM.

– Huynh trưởng Đặng Hữu Trí, HT Dương Hiển Thông, HT Phan Quang Minh, tham gia trại Vạn Hạnh III do BHD PBGĐPT TW tổ chức tại khu du lịch Suối Hoa (Đà Nẵng).

– Năm 2011, tham dự Đại hội GĐPT toàn quốc lần thứ 11 tổ chức tại chùa Từ Đàm (Thừa Thiên– Huế).

– Năm 2012, tham dự Trại Huấn luyện Huynh trưởng Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang II TW khu vực 2 do BHD PB GĐPT TW tổ chức.

– Năm 2013, tham gia Trại Huấn luyện Huynh trưởng Lộc Uyển, A Dục do BHD PBGĐPT TP tổ chức.

– Năm 2014, Huynh trưởng Đặng Hữu Trí thọ cấp Tấn GĐPTVN do BHD PBGĐPT TW tổ chức tại chùa Từ Đàm (Thừa Thiên – Huế).

– Năm 2016, tham dự Trại Huấn luyện Huynh trưởng Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang III TW khu vực 2 do BHD PB GĐPT TW tổ chức.

– Huynh trưởng Đỗ Thị Đức, HT Lê Đình Cường, tham gia trại Vạn Hạnh IV do BHD PBGĐPT TW tổ chức tại chùa Bảo Tịnh (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên).

– Tham gia Trại Dũng do BHD PBGĐPT tổ chức tại Hóc Môn.

– Năm 2017, tham gia Trại họp bạn ngành Thanh Thiếu nam nữ BHD PBGĐPT tại chùa Hoằng Linh (Củ Chi).

– Năm 2018, tham dự Trại Huấn luyện Huynh trưởng Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang VI TW khu vực 2 do BHD PB GĐPT TW tổ chức.

– Tham dự Đại hội GĐPT toàn quốc lần thứ XII tổ chức tại chùa Pháp Lâm (Đà Nẵng).

– Huynh trưởng Đỗ Thị Đức thọ cấp Tấn GĐPTVN do BHD PBGĐPT TW tổ chức tại chùa Pháp Lâm (Đà Nẵng).

– Tham gia Trại Lục hòa 12 Họp bạn GĐPT TP.HCM.

– Năm 2019, tham dự Trại Huấn luyện Huynh trưởng Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang III TW khu vực 2 do BHD PB GĐPT TW tổ chức.

– Tham gia trại họp bạn ngành Thanh Thiếu nam nữ do BHD PBGĐPT tổ chức tại chùa Kim Cang (Bình Chánh).

– Tham gia lễ thọ cấp Tập Tín do BHD PBGĐPT tổ chức tại chùa Thiên Chánh. Huynh trưởng Võ Quốc Đạo, Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Thị Bội Lợi, Hồ Văn Thịnh được thọ cấp Tín theo QĐ 30/2019/QĐ/HDPT/TPHCM.

– Tham gia Hiệp kỵ do BHD PBGĐPT TP.HCM.

– Năm 2020, vì tình hình dịch covid-19 không thể sinh hoạt tại chùa nên BHT đã linh động chuyển qua sinh hoạt Online trên nền tảng ứng dụng Zoom và qua hình thức ôn tập kiến thức Phật pháp qua Fanpage GIA ĐÌNH PHẬT TỬ PHỔ HIỀN.

– Tham gia Hiệp kỵ do BHD PB. GĐPT TP.HCM tổ chức.

– Năm 2021, vì tình hình dịch covid-19 không thể sinh hoạt tại chùa nên đã chuyển qua sinh hoạt Online qua Zoom lần 2.

– Năm 2022, tham gia Trại Huấn Luyện Huynh trưởng Lộc Uyển, A Dục do PB. GĐPT TP.HCM tổ chức.

– Tham gia Hiệp kỵ do PB. GĐPT TP.HCM tổ chức.

– Năm 2023, tham gia Trại Lục hòa 13 Họp bạn GĐPT TP.HCM tổ chức.

– Huynh trưởng Võ Quốc Đạo, Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Thị Bội Lợi, Hồ Văn Thịnh tham dự chương trình bậc học dài hạn Huynh trưởng Bậc Lực VI do PB. GĐPT TW tổ chức.

– Huynh trưởng Phan Quang Minh và Dương Hiển Thông thọ cấp Tấn GĐPTVN do BHD PBGĐPT TW tổ chức tại chùa Từ Đàm (Thừa Thiên– Huế).

– Tham gia 2 lần Tu Bát quan trai do BHD PBGĐPT tổ chức tại chùa Phổ Hiền và chùa Thiên Chánh.

– Tham gia lễ thọ cấp Tập Tín do BHD PBGĐPT tổ chức tại chùa Thiên Chánh. Huynh trưởng Thiện Tài – Phạm Thị Ngọc Anh và Huynh Trưởng Diệu Nguyệt – Trần Thị Ánh Tuyết thọ cấp Tín; Huynh trưởng Hoa Phúc – Lê Thị Hồng Hạnh và Huynh Trưởng Quảng Thường – Nguyễn Thị Thu Thủy thọ cấp Tập.

Thời gian tham gia sinh hoạt với BHD PBGĐPT từ 1994 đến nay chỉ xin ghi tiêu biểu một số hoạt động, còn rất nhiều hoạt động khác như từ thiện, hiến máu có tham gia nhưng không thể kể hết, xin được tóm gọn dưới đây:

– Tham gia tất cả các trại Huấn luyện từ Anôma – Niliên – Tuyết Sơn cho đến các trại Huấn luyện Huynh trưởng Lộc Uyển – A Dục– Huyền Trang được BHD PBGĐPT TP.HCM hoặc BHD PBGĐPT TW tổ chức.

– Tham gia tất cả các Bậc học dài hạn dành cho Huynh trưởng Kiên, Trì, Định được BHD PBGĐPT TP.HCM tổ chức và Bậc Lực II, III, VI, V, VI do BHD PBGĐPT TW tổ chức.

– Tham gia các trại Họp bạn Lục Hòa, trại ngành như trại họp bạn ngành Thanh Thiếu nam nữ, trại Quảng Đức, trại Kiền Trắc (Dũng), trại Tâm Chánh (Hạnh), trại Hiếu, trại Du ngoạn, trại Hè, v.v..

– Tham gia các trại Huấn luyện Huynh trưởng cấp III Vạn Hạnh II, III, VI do BHD PBGĐPT TW tổ chức.

– Huynh trưởng Thị Bá – Huỳnh Văn Tùng và HT Thị Cư – Nguyễn Thanh Minh thọ cấp Dũng tại văn phòng 2 GHPGVN do BHDPT TW tổ chức.

  • Ban Huynh trưởng từ khi tái sinh hoạt năm 1989 cho đến ngày nay gồm có:

– Gia trưởng: Huynh trưởng Thị Cần– Nguyễn Đức Lực (1989-1993), Huynh trưởng Thị Cang– Hồ Văn Bảy (từ năm 1993 cho đến ngày nay).

– Liên Đoàn trưởng: Huynh trưởng Thị Bá – Huỳnh Văn Tùng từ năm 1989 đến năm 1992, sau đó đảm nhiệm công tác BHD GĐPT TP; Huynh trưởng Thị Cư – Nguyễn Thanh Minh nhận nhiệm vụ LĐT từ 1992 đến năm 2013, do đảm nhiệm công tác BHD PB GĐPT TP.HCM và nuôi cha già tại Quảng nam nên Huynh trưởng Minh Thao – Đặng Hữu Trí thay thế tạm Huynh trưởng Thị Cư – Nguyễn Thanh Minh trong 3 tháng. Sau 3 tháng đảm nhiệm vai trò Liên đoàn trưởng, Huynh trưởng Minh Thao – Đặng Hữu Trí được cử làm LĐT GĐPT Phước Thạnh. Từ 2013 đến năm 2019, Huynh trưởng Thị Căn – Dương Hiển Thông nhận nhiệm vụ. Huynh trưởng Minh Thành – Phan Quang Minh nhận nhiệm vụ từ 2019 đến năm 2022. Cuối năm 2021 đầu năm 2022, Huynh trưởng Thiện Hùng– Lê Đình Cường được đề cử làm Quyền LĐT tạm thời 6 tháng (hiện nay đang hỗ trợ thành lập đơn vị mới Từ Vân). Từ tháng 5/2022 Huynh trưởng Nguyên Hàm – Võ Quốc Đạo nhận nhiệm vụ LĐT cho đến ngày nay.

– Liên Đoàn phó: Huynh trưởng Giới Lạc – Mai Lạc Hồng, Huynh trưởng Trịnh Đình Kính, Huynh trưởng Dương Hiển Thông,  Huynh trưởng Phan Quang Minh, Huynh trưởng Đỗ Thị Đức, Huynh trưởng Lê Đình Cường.

– Thư ký: Huynh trưởng Minh Đàm – Hồ Viết Đông, Huynh trưởng Dương Hiển Thông, Huynh trưởng Lê Đình Cường, Huynh trưởng Hồ Ngọc Mỹ Huyền.

– Thủ quỹ: Huynh trưởng Hồ Văn Hiệp, Huynh trưởng Phạm Phú Hồng, Huynh trưởng Phan Quang Minh, Huynh trưởng Phạm Thị Ngọc Anh, Huynh trưởng Nguyễn Thị Thu Thủy.

– Đoàn trưởng, Đoàn phó Thanh nam: Huynh trưởng Nguyễn Thanh Minh, Huynh trưởng Dương Hiển Thông, Huynh trưởng Võ Quốc Đạo…

– Đoàn trưởng, Đoàn phó Thanh nữ: Huynh trưởng Đỗ Thị Đức, Huynh trưởng Phạm Thị Ngọc Anh, Huynh trưởng Phan Thị Hồng Vân, Huynh trưởng Nguyễn Thị Bích Vân, Huynh trưởng Nguyễn Thị Tân, Huynh trưởng Nguyễn Thị Thu Thủy, Huynh trưởng Lê Thị Hồng Hạnh…

– Đoàn trưởng, Đoàn phó Thiếu nam: Huynh trưởng Phùng Văn Ngọc, Huynh trưởng Bạch Công Ái Thủy, Huynh trưởng Nguyễn Văn Thành, Huynh trưởng Bùi Thế Lân, Huynh trưởng Lê Đình Cường, Huynh trưởng Nguyễn Dũng, Huynh trưởng Nguyễn Đăng Khương, Huynh trưởng Đặng Văn Thuận, Huynh trưởng Phạm Văn Trượng, Huynh trưởng Hồ Văn Thịnh, Huynh trưởng Lương Văn Ân, Huynh trưởng Nguyễn Văn Bình.

– Đoàn trưởng, Đoàn phó Thiếu nữ: Huynh trưởng Đỗ Thị Đức, Huynh trưởng Nguyễn Thị Đức Hòa, Huynh trưởng Trần Thị Xuân, Huynh trưởng Lương Thị Thủy, Huynh trưởng Hồ Thị Phương Hằng, Huynh trưởng Phan Thị Hồng Vân, Huynh trưởng Tăng Thúy Bình, Huynh trưởng Dương Thị Lệ Hằng, Huynh trưởng Nguyễn Thị Bội Lợi, Huynh trưởng Nguyễn Thị Thu Thủy.

– Đoàn trưởng, Đoàn phó Đồng nam: Huynh trưởng Hồ Tấn Thu, Huynh trưởng Lê Ngọc Cảm, Huynh trưởng Nguyễn Đăng Hưng, Huynh trưởng Hồ Tấn Anh Kiệt, Huynh trưởng Lê Công Lợi, Huynh trưởng Nguyễn Hữu Vũ, Huynh trưởng Lương Văn Ân,  Huynh trưởng Ngô Văn Tuấn, Huynh trưởng Nguyễn Quang Vũ, Huynh trưởng Võ Quốc Đạo, Huynh trưởng Nguyễn Dũng, Huynh trưởng Lương Văn Nhân, Huynh trưởng Hồ Tấn Đại, Huynh trưởng Dương Hiển Thắng, Huynh trưởng Võ Hoàng Thắng, Huynh trưởng Trần Ngân Tín, Huynh trưởng Phạm Phú Huy Thành.

– Đoàn trưởng, Đoàn phó Đồng nữ: Huynh trưởng Đỗ Thị Thanh Mai, Huynh trưởng Võ Thị Tuyết, Huynh trưởng Hồ Thị Thùy Khoa, Huynh trưởng Nguyễn Thị Tâm, Huynh trưởng Nguyễn Thị Sâm, Huynh trưởng Lương Thị Thủy, Huynh trưởng Nguyễn Thị Bội Lợi, Huynh trưởng Dương Thị Lương Duyên, Huynh trưởng Lê Thị Luyến, Huynh trưởng Nguyễn Thị Thanh Thủy, Huynh trưởng Nguyễn Thái Bảo Trân, Huynh trưởng Lương Thị Thùy Vân, Huynh trưởng Trần Thị Ánh Tuyết, Huynh trưởng Hồ Thị Thu Hương, Huynh trưởng Lưu Thị Thanh Thủy, Huynh trưởng Hồ Ngọc Mỹ Huyền.

Và rất nhiều Huynh trưởng đảm nhận các nhiệm vụ, chuyên trách, đoàn trưởng, đoàn phó chưa được liệt kê hết. Có nhiều Huynh trưởng đã đến và đi, có những người đã ra đi vĩnh viễn.

  • Huynh trưởng GĐPT Phổ Hiền tham gia BHD/PB GĐPT TP Hồ Chí Minh từ năm 1992 cho đến nay:

– 1992 BHD Lâm thời: Huynh trưởng Thị Bá – Huỳnh Văn Tùng: Chánh Thư ký.

– Nhiệm kỳ 2002-2007:

+ Huynh trưởng Thị Cang – Hồ Văn Bảy: Ủy viên Tài Chánh.

+ Huynh trưởng Thị Cư – Nguyễn Thanh Minh: Ủy viên Thiếu Nam.

– Nhiệm kỳ 2007-2012:

+ Huynh trưởng Thị Cang – Hồ Văn Bảy: Ủy viên Tổ Kiểm.

+ Huynh trưởng Thị Cư – Nguyễn Thanh Minh: Phó Trưởng Ban kiêm Nghiên Huấn.

– Nhiệm kỳ 2012-2017:

+ Huynh trưởng Thị Cang – Hồ Văn Bảy Ủy viên Tổ Kiểm.

+ Huynh trưởng Tâm Cầu – Đỗ Thị Đức Ủy viên Đồng Nữ.

– Nhiệm kỳ 2017-2022:

+  Huynh trưởng Tâm Cầu – Đỗ Thị Đức Ủy viên Thủ quỹ BHD.

+  Huynh trưởng Nguyên Hàm – Võ Quốc Đạo Phó Thư ký BHD.

+  Huynh trưởng Thị Căn – Dương Hiển Thông Ủy viên ĐD BHD Quận 11, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân.

+  Huynh trưởng Thiện Hùng – Lê Đình Cường PT Ủy viên TTXH.

+  Huynh trưởng Minh Thành – Phan Quang Minh PT Ủy viên Thanh nam.

+ Huynh trưởng Quảng Pháp – Nguyễn Hữu Vũ PT Ủy viên Truyền thông.

– Nhiệm kỳ 2022-2027:

+ Huynh trưởng Nguyên Hàm – Võ Quốc Đạo Ủy viên Thủ quỹ phó Thư ký BHD.

+  Huynh trưởng Tâm Cầu – Đỗ Thị Đức Ủy viên Thanh nữ.

+ Huynh trưởng Quảng Pháp – Nguyễn Hữu Vũ Ủy viên Truyền thông.

+ Huynh trưởng Thịện Hùng – Lê Đình Cường PT Ủy viên TTXH.

+ Huynh trưởng Quảng Phúc – Hồ Văn Thịnh PT Ủy viên HĐTN.

  • Nhân sự Ban Huynh trưởng đang điều hành hiện nay có 21 người, gồm có:

– 4 Huynh trưởng cấp Tấn: Hồ Văn Bảy, Đỗ Thị Đức, Phan Quang Minh, Dương Hiển Thông.

– 7 Huynh trưởng cấp Tín: Võ Quốc Đạo, Nguyễn Thị Bội Lợi, Phạm Thị Ngọc Anh, Trần Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Hữu Vũ, Hồ Văn Thịnh, Lê Đình Cường.

– 4 Huynh trưởng cấp Tập: Lương Văn Ân, Nguyễn Thị Thu Thủy, Lê Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Bích Vân.

– 6 Huynh trưởng Tập sự: Nguyễn Văn Bình, Trần Ngân Tín, Phạm Phú Huy Thành, Hồ Ngọc Mỹ Huyền, Ngô Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Hồng Nhung.

  • Đoàn sinh hiện đang sinh hoạt tổng số 97 đoàn sinh, bao gồm:

Ngành Thanh 30 + Ngành Thiếu 32 + Ngành Đồng 35.

V. 60 NĂM NHÌN LẠI:

Ngay từ khi ổn định sinh hoạt năm 1969 chúng tôi đã có một Ban Bảo Trợ do Huynh trưởng Tâm Bửu – Tống Hồ Cầm cố vấn. Đạo hữu Huỳnh Ngọc Kim làm Trưởng ban. Sau đó đến năm 1992 thì có Đạo hữu Nguyễn Đức Lực, Đạo hữu Hồ Khẩn, Đạo hữu Nguyễn Văn Hà, Đạo hữu Hồ Thảo, Đạo hữu Lương Tâm, Đạo hữu Trần Văn Vui, Đạo hữu Bùi Văn Kỳ…

Tham gia tất cả các cuộc đấu tranh đòi quyền tự do tín ngưỡng, chịu tổn thất, tù đày các mùa Pháp nạn 1966; 1967; … 1970.

Tham gia tất cả các cuộc cứu trợ bão lũ, lụt lội, thiên tai, dịch họa tại miền Trung, miền Bắc, miền Nam. Cứu trợ đồng bào ít người vùng sâu, vùng cao. Cứu trợ trẻ em khuyết tật, chậm phát triển, cô nhi, cứu trợ nạn nhân chiến tranh năm 1968 và 1975.

Là đội ngũ tiên phong xây dựng chùa Phổ Hiền từ giai đoạn còn bùn lầy nước đọng thành Niệm Phật Đường khu Bảy Hiền đến giai đoạn thành tựu khang trang như hôm nay.

Tham gia xây dựng Trường Bồ Đề Hạnh Đức, trường học của Phật giáo đầu tiên tại khu Bảy Hiền.

Tham gia tất cả các lễ lược truyền thống Phật Đản, Vu Lan, Thành Đạo, Cầu an đầu năm, v.v..

Tham gia tất cả các trại Huấn luyện Huynh trưởng Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang, Vạn Hạnh của BHD GĐPT Gia Định; BHD PBGĐPT TP; PBGĐPT TW tổ chức.

Tham gia tất cả các trại Học tập, Họp bạn, Chuyên ngành, Vượt bậc hằng năm cho đoàn sinh. Các trại Huấn luyện Đội Chúng trưởng, Đầu Thứ đàn.

Tổ chức phát thưởng cho đoàn sinh, Huynh trưởng là học sinh, sinh viên giỏi, đoàn sinh chuyên cần, hiếu thảo.

Hằng năm đều tổ chức đêm tưởng nhớ công ơn sinh thành, cúng dường phụ mẫu hiện tiền, bông hồng cài áo trong mùa Vu Lan.

Thường xuyên tổ chức văn nghệ cúng dường trong các lễ Phật Đản, lễ Vu Lan.

Tổ chức xây nhà Tình Lam cho Huynh trưởng Võ Hoàng, sau này tổ chức lễ tang cho anh cũng thập phần viên mãn.

Sau khi đất nước thoát qua cơn binh lửa chiến tranh, nhiều anh chị em là Huynh trưởng, đoàn sinh GĐPT Quảng Hiền, Đức Trung đã trở về quê hương hay bôn ba trên các vùng kinh tế mới đều mong muốn ổn định đời sống và thành lập GĐPT, tạo dựng ngôi nhà tâm linh thuần hậu. Hiện nay ở Quảng Nam, Lâm Đồng, Bình Tuy, Đồng Nai và một số tỉnh khác, những anh chị áo lam yêu tổ chức xuất thân từ GĐPT Quảng Hiền – Đức Trung –  Phổ Hiền ấy đã trở thành những Huynh trưởng cốt cán lãnh đạo GĐPT tại địa phương cư trú.

Hôm nay kỷ niệm 60 năm ngồi kể lại, nhắc lại những cống hiến của GĐPT thật vô cùng khó khăn, không thể nào nói cho hết được.

60 năm trôi qua nhanh như chớp mắt, thế hệ đầu tiên giờ nhiều anh chị đã ra đi về miền miên viễn, những anh chị còn sống thì đã lão lai tài tận, già yếu, bệnh tật. Thế hệ tiếp theo thì đã ở tuổi 65-70, đã kinh qua những ngày dài khốn khó, quẫn bách vì miếng cơm manh áo, ngược xuôi gánh vác gia đình trong thời kỳ cả nước khó khăn.

Từ ngày thành lập đến nay, trải qua bao thăng trầm biến đổi. Đó cũng là lẽ tất yếu của định luật vô thường… 60 năm với 3 lần thay tên đổi họ từ Quảng Hiền rồi Đức Trung và bây giờ Phổ Hiền, chúng ta đã trải qua nhiều giai đoạn sinh hoạt hưng thịnh 200-250 đoàn sinh hay suy giảm chỉ còn 3-40 đoàn sinh. Dù có đổi thay hay thịnh suy thành bại, GĐPT Quảng Hiền – Đức Trung – Phổ Hiền vẫn một dạ trung kiên với lý tưởng áo lam, vẫn một dạ sắc son thực hiện hoài bão, đem đạo Phật đến với cuộc đời. Dù dòng chảy thời gian có trôi đi muôn dặm thì lý tưởng, mục đích của tổ chức GĐPT vẫn sáng ngời trong tâm tưởng trung kiên của những người Huynh trưởng áo lam GĐPT.

60 năm GĐPT Quảng Hiền – Đức Trung – Phổ Hiền đã tinh tấn dũng mãnh vượt qua biết bao nhiêu ghềnh thác cuộc đời, vượt qua biết bao nhiêu chướng duyên để đi trên dòng nước ngược. Chiến tranh, Pháp nạn, sinh ly, tử biệt và các chướng duyên biến dịch trải suốt 60 năm qua, anh chị em vẫn nhắc nhở sách tấn động viên nhau giữ gìn, phát triển tổ chức GĐPT.

Giờ ngồi đây bên nhau, những người áo lam bạc đầu kể lại cho lớp đàn em trẻ tuổi nghe những kỷ niệm vui buồn của một thời trai trẻ, xông pha gánh vác sứ mệnh GĐPT. Anh chị em áo lam tuổi trẻ hôm nay làm gì để phát huy những thành quả mà lớp đàn anh đã từng khai sơn phá thạch xây dựng nền móng để hôm nay chúng ta có được điều kiện cống hiến cho GĐPTVN nói chung, GĐPT Gia Định trước đây và GĐPT Thành phố hôm nay nói riêng.

Nhìn lại 60 năm đã qua để chúng ta hãnh diện rằng GĐPT Quảng Hiền – Đức Trung – Phổ Hiền đã có nhiều đóng góp tích cực cho tổ chức GĐPTVN. Tham gia nhiều nhiệm kỳ BHD cấp Tỉnh, Thành phố và Trung ương. Hiện nay chúng ta chỉ là một đơn vị nhỏ trong cả nước nhưng có nhiều Huynh trưởng cấp Tấn, cấp Tín. Trong số Huynh trưởng cấp Tấn, cấp Tín ấy đã có 5 Huynh trưởng tham gia vào PB. GĐPT TP.HCM nhiệm kỳ 2022-2027.

– Chúng ta có 5 Huynh trưởng cấp Tấn gồm:

  • Minh Thao – Đặng Hữu Trí, Phó Trưởng ban TT BHD PBGĐPT TP.
  • Thị Cang – Hồ Văn Bảy, Gia trưởng GĐPT Phổ Hiền, cựu UV Tổ Kiểm BHD.
  • Tâm Cầu – Đỗ Thị Đức, UV Thanh nữ BHD PBGĐPT TP.
  • Minh Thành – Phan Quang Minh, LĐP GĐPT Phổ Hiền, cựu PT UV Thanh nam.
  • Thị Căn – Dương Hiển Thông, HT GĐPT Phổ Hiền, cựu UV Đại diện BHD.

– Chúng ta có 3 Huynh trưởng cấp Dũng gồm:

  • Thị Lộc – Võ Văn Mai, cựu Trưởng ban BHD GĐPT Châu Âu.
  • Thị Bá – Huỳnh Văn Tùng, Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký PB GĐPT TW phụ trách miền Tây Nam Bộ.
  • Thị Cư – Nguyễn Thanh Minh, Trưởng ban BHD PBGĐPT TP Hồ Chí Minh, Phó Trưởng ban kiêm HĐTN PB GĐPT TW phụ trách miền Đông Nam Bộ.

Có được niềm hãnh diện ấy anh chị em chúng ta phải thành kính đốt nén hương lòng dâng lên Giác linh Đại Đức thượng Thị hạ Khoa, và Giác linh Hòa Thượng thượng Tâm hạ Thanh cũng như hiện tiền Hòa Thượng thượng Quảng hạ Hạnh, Đại Đức thượng Nhuận hạ Quán là những bậc đạo sư, dìu dắt, thương tưởng, hướng dẫn đời sống tâm linh của chúng con để chúng con có đủ đức tin, trí tuệ và dũng lực tiến bước trên con đường đạo, phục vụ lý tưởng tổ chức GĐPT.

Thành kính niệm ơn Ban Đại Diện Phật Giáo Khu Bảy Hiền, Ban Bảo Trợ GĐPT Quảng Hiền, Đức Trung và Phổ Hiền ngày nay. Ban Hộ Tự chùa Phổ Hiền và nhiều bậc ân nhân từng thời kỳ, từng giai đoạn đã kịp thời động viên giúp đỡ từ tinh thần đến vật chất để hôm nay tổ chức GĐPT Phổ Hiền còn hiện diện kỷ niệm 60 năm.

Cuối cùng xin đốt nén tâm hương hướng nguyện cầu chơn linh, hương linh quá cố quý chư vị ân nhân, Ban Bảo Trợ, Gia trưởng, Huynh trưởng và Đoàn sinh vãng sanh tịnh cảnh.

Chúc toàn thể Huynh trưởng, Đoàn sinh GĐPT Phổ Hiền dũng tiến trên đường đạo.

BAN BIÊN TẬP KỶ YẾU HẠNH NGUYỆN 60 NĂM
————————————————————-

TIỂU SỬ CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH TÂM THANH (1931-2004)

TIỂU SỬ

CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH TÂM THANH

(1931-2004)

  1. THÂN THẾ

Hòa Thượng Thích Tâm Thanh tự GIẢI TỊNH, hiệu CHƠN NGHIÊM. Thế danh Lê Thanh Hải, sinh năm Tân Mùi (1931) tại xứ Mã Châu, xã Duy An, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

Thân phụ là Bồ tát giới Thị Tịnh Lê Nghiêm, tự Dương Cần, hiệu Viên Minh. Cụ xuất thân nơi cửa Khổng sân Trình, nguyên là một chánh Tổng tại địa phương. Thân mẫu là cụ bà Trần Thị Qua.

Do vậy, từ nhỏ Hòa Thượng đã làm quen và thâm nhập nền đạo học Đông Phương Khổng Mạnh lại học trường Tây, thông thạo Pháp ngữ từ thuở ấu thời, nên Ngài kết hợp và dung hoà được cả hai truyền thống văn hoá Đông – Tây. Hoà Thượng đã lớn lên với rất nhiều hoài bảo cùng tài năng bẩm sinh. Năm 1941, mới 10 tuổi đã được Đốc học địa phương chọn làm đại diện cho học sinh trong Tỉnh phát biểu cảm tưởng của học sinh trong lễ cung đón Hoàng đế Bảo Đại vào thăm Quảng Nam.

Vốn xuất thân trong gia đình có truyền thống Phật giáo nên được thân phụ cho đi sinh hoạt trong tổ chức Đồng Ấu Phật tử, Gia đình Phật Hóa Phổ, rồi Gia Đình Phật tử Việt Nam. Ở tuổi thanh niên Ngài là một Huynh trưởng đa năng. Là một nhà Thư pháp, một nhà hùng biện, một họa sĩ, đặc biệt là tài viết chữ, nội ngoại điển đều thâm sâu.

Là một thành viên nòng cốt của tổ chức Gia Đình Phật Tử Quảng Nam, Hoà Thượng đã cống hiến hết mình cho tổ chức và trong mùa Pháp nạn 1963, Hoà Thượng đã đồng cam cộng khổ cùng chư tôn đức cũng như GĐPT Quảng Nam đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo. Trong mùa Pháp nạn nầy, Hoà Thượng bị chính quyền Ngô Đình Diệm đánh đập dã man và vào tù ra khám không biết bao nhiêu lần cũng chỉ vì bảo vệ Đạo pháp và sự tự do bình đẳng của Dân tộc.

Vốn thấm nhuần tư tưởng OÁN THÂN BÌNH ĐẲNG, TINH THẦN VÔ NGÃ VỊ THA, TINH THẦN TỰ DO VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI. Ngài đã quy y Tam bảo thọ trì 5 giới, bổn sư là Hòa Thượng Phổ Thiên, húy thượng Trừng hạ Kệ tự là Như Nhu, hiệu Tôn Thắng và được Hoà Thượng ban cho pháp danh là TÂM THANH.

Huynh Trưởng Tâm Thanh – Lê Thanh Hải
(Thời sinh tiền của Cố Hòa Thượng Thích Tâm Thanh)

  1. XUẤT GIA HỌC ĐẠO

Chính sự hăng say công tác và nhận thức đứng đắn đã thúc đẩy Hoà Thượng xuất gia tu học. Năm 1963, Hoà Thượng được Hoà Thượng thượng Chơn hạ Ngọc hiệu Long Trí thế phát trước sự chứng minh của chư Tôn đức tại Quảng Nam và sự tham dự của toàn thể Ban Hướng Dẫn GĐPT Quảng Nam. Sau khi xuất gia được Hòa Thượng Long Trí cho theo học tại Phật học viện Phổ Đà – Đà Nẵng. Nhận thấy Ngài có tài năng xuất chúng, Hoà Thượng Phổ Thiên cùng Hoà Thượng Long Trí đã đưa Ngài vào SaiGòn tu học.

Năm 1964, Ngài được Hòa Thượng Long Trí cho thọ giới Sa Di với Pháp tự là GIẢI TỊNH và được Ban Giám học gởi vào Cao Đẳng Phật học viện Huệ Nghiêm. Năm 1966, Ngài thọ Cụ Túc giới tại Đại Giới Đàn Quảng Đức do Hòa Thượng Thích Thanh Thạnh làm Đàn Đầu và Hòa Thượng Phổ Thiên cho Pháp hiệu là CHƠN NGHIÊM.

III. THỜI KỲ HÀNH ĐẠO

Sau khi Tốt nghiệp Cao Đẳng Phật học Huệ Nghiêm khóa đầu tiên, Ngài đã trở thành vị giảng sư nổi tiếng của Giảng sư Đoàn Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, được Cố Hoà Thượng Viện Trưởng Viện Hoá Đạo Thích Thiện Hoa mời về chùa Ấn Quang để điều phối đi thuyết giảng khắp các tỉnh thành ở miền Nam Việt Nam. Đầu tiên, Ngài được Hoà Thượng Thích Trí Hữu – người khai sơn Tổ Đình An Quang mời về quê hương Quảng Nam Đà Nẵng thuyết pháp. Những pháp âm đầy đạo vị bắt đầu vang vọng từ quê hương lan đến khắp các Tỉnh thành từ Quảng Trị vào đến Cà Mau.

Năm 1969, Ngài về nhận chức Chánh đại diện GHPGVNTN khu Bảy Hiền, thuộc tỉnh Gia Định. Nơi mà đồng bào Quảng Nam vào lập nghiệp lánh nạn chiến tranh. Thầy đã bắt tay trùng tu chùa Phổ Hiền và thành lập GĐPT Đức Trung. Vận động cư dân mở con đường Hồ Tấn Đức – nay là đường Võ Thành Trang xây dựng trường Bồ Đề HẠNH ĐỨC (tức là trường Võ Văn Tần ngày nay) và giữ chức Giám đốc điều hành trường này. Tuy vậy, việc thuyết giảng do Ban Hoằng Pháp Viện Hóa Đạo điều động Thầy vẫn nghiêm túc chấp hành, Ngài còn đi giảng dạy tại các Phật Học Viện Dược Sư, Từ Nghiêm v.v.. tại Saigon. Thầy còn giữ quyền Giám đốc Ký nhi viện Quách Thị Trang khi Hòa Thượng Thích Nhật Thiện bận Phật sự ở xa.

Năm 1971, Thầy lên Đại Ninh thăm Hòa Thượng Thiền Tâm – giáo thọ trưởng Phật học viện Huệ Nghiêm, tác giả cuốn sách nổi tiếng NIỆM PHẬT THẬP YẾU, đang nhập thất tại trú xứ HƯƠNG NGHIÊM. Thầy được Hòa Thượng giới thiệu gặp Phật tử Mười nhận quả đồi ở phía trên tu viện Hương Nghiêm do Phật tử này hiến cúng. Thầy bắt tay xây dựng một thạch thất nhỏ nơi núi rừng hoang vắng nầy để về tịnh dưỡng sau những ngày đi thuyết pháp và làm Phật sự khắp nơi. Sau lễ Phật đản năm 1973 Ngài quyết định nhập thất chuyên tu thiền định với công án tử sanh.

Đầu năm 1975, tình hình chính sự đất nước có sự biến đổi, Thầy đã quyết định rời thất một thời gian về lại chùa Phổ Hiền cùng đồng bào Quảng Nam chạy nạn chiến tranh vào an trú nơi đây để họ an tâm vượt qua những đổi thay có tầm vóc lịch sử. Ngài chuẩn bị lương thực, y tế và đặc biệt cố vấn tinh thần cho đồng bào Phật tử khu Bảy Hiền trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng nầy.

Sau khi chiến tranh chấm dứt, hoà bình lập lại, xã hội từng bước được bình ổn, Thầy trở lại núi rừng Đại Ninh với thạch thất nhỏ bé.

Tháng 10 năm 1975, Thầy lại trở về vận động trùng tu chùa Phổ Hiền thành ngôi chùa khang trang, tráng lệ, khánh thành vào tháng 7 năm 1976. Khi công việc trùng tu xong, Thầy quay về Đại Ninh tĩnh tu.

Năm 1978, Thầy về Quảng Nam trùng tu chùa Ba Phong và nhiều ngôi chùa khác tại quê hương Duy Xuyên – Quảng Nam.

Năm 1981, Ngài bắt đầu giảng kinh Pháp Hoa tại chùa Linh Phong, thành phố Dalat. Đây là thời kỳ mà pháp âm của Ngài tuôn chảy như suối nguồn bất tuyệt.
Năm 1982, cụ thân sinh của Ngài an tịch sau 47 năm trường trai Bồ tát giới và hơn 10 năm được Ngài phụng dưỡng sớm hôm. Từ đó Ngài bớt đi giảng ở phương xa, thường xuyên ở nhà ra mộ Cụ thắp hương mỗi ngày 3 lần trước bữa ăn.

Năm 1983, nhận thấy duyên hoá độ có nhiều thuận lợi, Thầy quyết định xây chùa ngay phía trên tịnh thất Chơn Nghiêm lấy hiệu là VĨNH MINH Tự Viện – với ý xiển dương PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ của Ngài VĨNH MINH DIÊN THỌ – tổ thứ 6 của TỊNH ĐỘ TÔNG. Lại có ý ghép tên Tổ VĨNH GIA – một vị Tổ sư cận đại tại Quảng Nam và tổ MINH HẢI – Tổ sư khai sơn môn phái Chúc Thánh. Ngôi chùa nhỏ nhắn nơi núi đồi Đại Ninh thơ mộng đã trở thành điểm tựa tinh thần cho dân chúng khắp các làng quê Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng. Pháp âm Tịnh độ được vang vọng mỗi chiều cho Tăng Ni và Phật tử tại trú xứ về nghe, giới hạnh và lòng vị tha của Ngài cứ mãi lan tỏa từ địa phương đến các tỉnh thành và hải ngoại.

Năm 1993, Ngài lại vận động đại trùng tu Vĩnh Minh Tự Viện, từ đó về sau cứ mỗi năm Ngài lại khánh thành một công trình nhân ngày kỵ Tổ Phổ Thiên, từ Giảng đường, Khách đường, Tăng xá, Pháp bảo, các tượng đài, Bảo tháp v.v…, khiến Vĩnh Minh tự viện trở thành một Tòng lâm nổi tiếng với cảnh trí hài hoà u nhã. Ngài còn xây dựng Ni viện Diệu Nhân để hoá độ Ni chúng. Đồng thời Ngài cũng vận động tráng nhựa hương lộ Phú An, làm cầu treo qua sông Thiện Chí, đóng góp hạ lưới điện từ đường quốc lộ vào chùa cùng rất nhiều hoạt động từ thiện phúc lợi nhân sinh. Ngoài ra Ngài còn thỉnh Đại Tạng và Tục Tạng kinh về tôn trí tại ngôi Pháp bảo của chùa, tổ chức cho Tăng chúng soạn thảo mục lục Đại tạng.
Từ đó, pháp âm từ núi rừng Đại Ninh vang vọng nên chư Tăng Ni và Phật tử khắp mọi nơi về thọ giáo quy y.

Cũng trong năm 1993 khi đang dạy tại trường Cơ Bản Phật học Lâm Đồng, được tin anh Nguyễn Khắc Từ mất, sau khi dạy xong, từ trường Thầy về thẳng Saigon đến chùa Vạn Phước, nơi đang cử hành Tang lễ Anh Từ vào lúc 9 giờ đêm, đúng lúc đang làm lễ Tịch Điện. Trước linh đài Thầy đã nói chuyện cùng Anh Từ và toàn thể anh chị em Huynh trưởng các nơi về dự lễ. Với tất cả lòng chân thành,Thầy nhắc lại : “Ngày xưa, nhờ sự dẫn dắt của Anh Từ, chị Cúc, tôi đã trở thành một đoàn sinh, rồi một huynh trưởng GĐPT và hôm nay trở thành một Tăng sĩ. Tôi đã làm Phật sự trong suốt bao nhiêu năm qua, nhưng trong tâm tư tôi vẫn còn mang hình ảnh của một HT, bất cứ nơi nào có màu Lam, nơi nào có sinh hoạt GĐPT, tôi vẫn tưởng rằng tôi còn là một đoàn sinh, còn là một HT của năm xưa. Thầy đã phát biểu: “Đời sống của Huynh trưởng chúng ta giống như một con tằm, con tằm chỉ ăn một thứ lá dâu xanh mà thôi, còn những thứ lá khác dẫu có ngon ngọt đến bao nhiêu cũng không trêu nhử được nó. Tằm ăn lá dâu xanh để nhả cho đời những sợi tơ vàng óng ánh!” Lời phát biểu trên đã được anh em huynh trưởng khắc ghi trong tâm làm hành trang cho mình trong suốt cuộc đời làm huynh trưởng, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay với muôn vàn chướng duyên đang bủa vây. Và cho đến hôm nay lời phát biểu trên đã trở thành Lời Di huấn thiêng liêng mà mỗi huynh trưởng GĐPT chúng ta luôn tâm niệm.

Đầu năm 1995 Thầy khánh thành VĨNH MINH tự viện. GĐPTVN nhân Phật sự đặc biệt nầy, tất cả đại diện BHD GĐPT toàn quốc gồm 46 phái đoàn nhân đây tiến hành Đại Hội bỏ túi, bổ sung toàn bộ cơ cấu tổ chức nhân sự dưới chân Đài Lục Hoà, xây dựng cấp tốc đề án sinh hoạt, phát động phong trào về nguồn rầm rộ. Đồng phục, huy/phù/cấp hiệu các cấp đều được công khai tổ chức và Huynh trưởng các cấp phát tâm lập nguyện nhất hướng tu hành. Đây là một thành công sau đúng 20 năm nước nhà được hoà bình thống nhất.

Hàng năm nhân về dự Hiệp Kỵ GĐPT tại Dalat, anh chị em Huynh Trưởng từ các nơi về đều ghé Đại Ninh thăm chùa, thăm Thầy, được nghe những bài thuyết pháp thật sâu sắc, những lời chỉ giáo ân cần, thiết thực cho tổ chức – nhất là trong hoàn cảnh hiện nay GĐPT còn phải chịu đựng quá nhiều chướng duyên, nghịch cảnh. Thầy đã đến với chúng con, đã tiếp thêm sức cho chúng con vững tin vào Đạo pháp và lý tưởng GĐPT. Thầy đã dạy: “Lời phát nguyện của HT chúng ta phải như phiến đá trên đường rừng, ý chí của chúng ta phải như cành thông không hề khô héo khi mùa đông, như lá thông không hề rơi rụng khi gió thổi, tâm thành của chúng ta phải như liễu xanh soi bóng bên bờ sông, dù đường sá có gập ghềnh, ngày tháng có dài lâu cũng không sờn lòng, không nản chí. Chúng ta chỉ nguyện như thế, tâm thành của chúng ta như thế, còn thừa nhận hay không thừa nhận, điều đó chúng ta đừng quan tâm. Chúng ta chỉ biết rằng chúng ta có tôn trọng màu Lam hay không? Chúng ta có giữ vững ý chí hay không? Chúng ta có làm tròn trách nhiệm của một Huynh Trưởng lo cho đàn em hay không? Có phẩm đức nào bằng chiếc áo Lam của chúng ta, suốt cuộc đời tận tụy hy sinh cho lý tưởng GĐPT. Ôi! Những lời dạy thật thắm thía và chân tình đã khắc ghi vào tâm khảm anh chị em Huynh Trưởng.

Rồi những bài ca được bắt lên, hòa với lời ca của anh chị em, Thầy cũng hát những bản nhạc do Thầy sáng tác, những bài ca đầy đạo vị, thắm đượm đạo tình là những giây phút cho Thầy gợi nhớ lại thời thanh niên còn sinh hoạt với GĐPT.
Các đơn vị GĐPT tổ chức trại hè hàng năm lần nào cũng về thăm Vĩnh Minh. Tuy trong thời gian nhập thất, nhưng nghe tiếng ca hát của các em vang vọng ngoài sân chùa, biết là có GĐPT đến, Thầy bảo thị giả cho anh em vào thăm Thầy, rồi những bửa cơm chay đạm bạc, những trái bắp tươi, những ly chè bắp nóng hổi Thầy đã bồi dưỡng cho anh chị em. Ôi! Những tình cảm thân thương Thầy dành cho GĐPT kể sao cho xiết!

Thầy là vị giáo thọ đầy lòng bao dung đối với GĐPT. Anh chị em HT bậc Lực các nơi tìm về Vĩnh Minh thỉnh Thầy giảng các bộ kinh Đại thừa nằm trong chương trình tu học, được Thầy giảng dạy rất tận tâm. Cho đến lần cuối cùng trước ngày Phật Đản PL 2547 vừa qua, BHDƯ về thăm Thầy trước khi Thầy nhập thất tĩnh tu, cũng đã được nghe Thầy giảng tóm tắt tinh yếu kinh Hoa Nghiêm, không ngờ lần giảng nầy lại là lần cuối cùng, anh chị em Huynh Trưởng sẽ không bao giờ được nghe pháp âm vi diệu với giọng nói hiền hoà, lời giảng vui tươi pha chút dí dỏm không bao giờ phai nhạt trong tâm khảm anh em HT chúng ta.

Và cũng chính nương nơi giới đức hành quả của Thầy, cùng sự hộ trì của Thiên Long Bát Bộ, Hộ pháp tôn thần, mỗi năm Thầy lại khánh thành một công trình nhân ngày kỵ Tổ Phổ Thiên, khiến tự viện đã trở thành TÒNG LÂM nổi tiếng. Thầy cũng vận động trải bê tông nhựa nóng hương lộ Phú An, làm cầu treo qua sông Thiện Chí v.v…

GĐPTVN cũng theo bước chân Thầy mà từng bước hoàn thiện các công trình thăng tiến tổ chức. Nào là:

– Khai khoá bậc Lực 5 năm toàn quốc, nay đã đến khoá 8.
– Kiện toàn tài liệu tu học bậc KIÊN, TRÌ, ĐỊNH, LỰC.
– Tục bản và phát hành nội bộ trên 50 đề sách giáo khoa tham khảo dành cho Huynh Trưởng, Đoàn sinh GĐPTVN.
– Tiến hành Đại hội 1998, bầu Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPTVN, phổ biến đề án sinh hoạt 1998-2002
– Mở trại đào tạo chuyên năng Phú Lâu Na.
– Mở trại Vạn Hạnh 3,4,5
– Cải cách chương trình tu học và đào tạo từ đoàn sinh đến Huynh Trưởng.

Thầy đã tùy duyên giữ các chức vụ để thân cận dạy dỗ dắt dìu Tăng Ni sinh hậu tấn kế thừa.

Năm 2003, nhân ngày kỵ Tổ Phổ Thiên, Thầy khánh thành bảo tháp Xá Lợi MINH TÍCH ẤN, công trình cuối cùng của đời mình. Trước sự chứng minh của Đại lão Hoà Thượng Thích Từ Mãn và chư tôn đức trong môn phái. Ngài phó chúc cho Đại Đức Thích Nguyên Hiền kế vị trụ trì VĨNH MINH Tự Viện và phát nguyện nhập thất tĩnh tu quyết liễu sanh thoát tử.

Ngày 20/4 Quí Mùi lễ nhập thất của Ngài được long trọng tổ chức dưới sự chứng minh của Hoà Thượng Pháp Chiếu cùng đông đảo Phật tử gần xa và đặc biệt với Huynh Trưởng GĐPTVN kết thúc khoá hội Hoa Nghiêm. Anh chị em đã làm lễ đơn sơ nhưng vô cùng trân trọng, trang nghiêm và đầy đạo tình. BHDTƯ dâng lên Thầy bức tranh để lưu niệm và tiễn Thầy vào thất.

  1. NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG

Tịnh thất CHƠN NGHIÊM tọa lạc sau khu Pháp bảo yên tĩnh. Hoà thượng bắt đầu hạ thủ công phu. Thứ lớp ngày nọ nối ngày kia, tháng nầy qua tháng nọ tuyên tụng hết Nikaya đến kinh điển đại thừa và ghi chú những tinh yếu rốt ráo mà Thầy nghĩ kẻ hậu học sơ cơ khi tụng đọc tham khảo nghiên cứu khó có thể liễu ngộ, thành tác phẩm“NHỮNG ĐỀ MỤC QUAN YẾU TRONG KINH ĐIỂN ĐẠI THỪA” và “NHỮNG ĐỀ MỤC THIẾT CẬN TRONG CÁC KINH NIKAYA” (bao gồm : Tăng Nhất A Hàm, Trung A Hàm. Tạp A Hàm, Trường A Hàm và Tương Ưng bộ).
Suốt gần một năm trời, hoàn tất hai tạng kinh Đại thừa và Nikaya, Ngài lại gia hạnh công phu niệm Phật.

Tiếng Thầy tụng kinh từ tịnh thất vang vọng ra suốt cả ngày đêm đến sau lễ kỵ Tổ rằm tháng hai, năm Giáp Thân, Thầy họp môn đồ và kể lại cho đệ tử nghe về cảnh mộng thấy Chư Thiên thỉnh Thầy lên Đao Lợi thuyết pháp và chư vị Bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền phó chúc Phật sự độ sanh.

Ngày 30 tháng 2 Giáp Thân, Hoà thượng biết cơ duyên hoá độ của mình đã mãn, nên cho gọi các môn đồ ở xa về. Đến ngày 5 tháng 2 nhuận năm Giáp Thân Ngài cho gọi Đại Đức Nguyên Hiền cùng tất cả môn đồ vào tịnh thất để dặn dò mọi việc, khuyến tấn tu trì. Nghe tin nầy Anh Nguyễn Châu Huynh Trưởng cấp Dũng, Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương, cùng một số HT cao cấp cao niên đến thăm Thầy, Thầy chấp tay xá hỏi từng anh, sách tấn nên như Pháp sinh hoạt tu trì. Khi tiễn các anh đi, Thầy cũng tuyên pháp ngữ A Di Đà Phật một cách mạnh mẽ dứt khoát.

Thầy bảo ngày 13 tháng 2 nhuận, mặt trời soi chiếu núi đồi Thầy sẽ ra đi. Môn đồ khẩn thiết xin Thầy trụ thế thêm ít lâu để chúng con được tài bồi. Nhưng Thầy bảo, mọi việc làm muốn được kết quả nhất nhất phải hợp thế đúng thời. Quả vậy, đúng 6 giờ 15 phút ngày 13 tháng 2 nhuận năm Giáp Thân, Ngài đã thu thần thị tịch nhằm ngày 02 tháng 4 năm 2004. Thọ 74 thế tuế và trải qua 40 mùa An cư kiết hạ.

Với hơn 40 năm tu học và hoằng dương đạo pháp, Hoà thượng đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho sự nghiệp hoằng dương chánh pháp. Thầy luôn là Yết Ma nghiêm mật. Thầy là vị Giáo thọ chơn tình, đôn hậu, thấu lý đạt tình, luôn lưu lại trong tâm khảm Tăng Ni sinh và Phật tử mười phương những thời Pháp nhủ chuyển hoá tâm địa thính chúng một cách ngọt ngào. Thầy không có chủ trương viết sách, nhưng với những kinh nghiệm tu học, hoằng pháp cũng như khảo cứu của mình Thầy đã để lại những tác phẩm như:

– Danh từ Phật học
– Nghệ thuật diễn giảng
– Những Đề mục quan yếu trong kinh điển đại thừa
– Những phẩm mục thiết cận trong các kinh Nikaya
– Duy Thức dị giảng

Và rất nhiều bài viết khắp các báo chí, tập san, đặc san, kỷ yếu của nhiều đơn vị Phật giáo trong năm thập kỷ qua.

Xuất thân từ tổ chức Gia Đình Phật Tử, Thầy là một Huynh Trưởng cấp Tín trong tổ chức GĐPTVN. Nhận thấy đây là một tổ chức giáo dục Thanh Thiếu niên rất lợi lạc cho đạo đức và văn hoá Phật giáo cũng như Dân tộc nên Ngài luôn quan tâm và gắn bó với GĐPT. Như một tấm gương sáng về giới hạnh và đức độ, như một bóng cây đại thọ ấp ủ, che chở cho tổ chức GĐPT. Ngài đã được suy tôn là Cố Vấn Giáo Hạnh BHDTƯ/GĐPTVN từ năm 1995 cho đến ngày viên tịch.

Và ngay giờ phút Hoà Thượng thị tịch cũng là lúc cửa tùng thứ hai mở cửa để anh chị em có cơ hội hoàn thành một Phật sự quan trọng. Rõ là:

Chốn huyễn hoá – tám vạn khói sương
Ly hợp sắc danh, chiếc áo nâu sòng, cửa Không hương điếm hạnh
Cõi hồng trần – ba nghìn bóng bọt
Tụ tan thân thế – một Đài Sen Trắng
Cõi Tịnh nguyệt cài thơ.

Vẫn biết ngôn ngữ trần phù làm sao mô tả công đức nguyện lực của bậc Thượng trí đại nhân, nên chỉ thành tâm cung kính lưu ghi đôi dòng sử lược như một nén nhang thắp lên đãnh lễ thâm ân của một bậc lương đống trong ngôi nhà Phật pháp.

Ngưỡng nguyện Giác Linh Hoà Thượng Cao đăng Phật quốc và hồi nhập Ta Bà tiếp tục sứ mệnh cao cả thiêng liêng: hoằng hóa độ sanh đồng về bến Giác.

NAM MÔ TÂN VIÊN TỊCH TỰ LÂM TẾ PHÁP PHÁI CHÁNH TÔNG, TỨ THẬP TAM THẾ KHAI KIẾN VĨNH MINH TỰ VIỆN, CỐ VẤN GIÁO HẠNH BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG GĐPTVN, HUÝ thượng TÂM hạ THANH, tự GIẢI TỊNH, hiệu CHƠN NGHIÊM, LÊ CÔNG HOÀ THƯỢNG GIÁC LINH THUỲ TỪ CHỨNG GIÁM.

Nguồn : gdptthegioi.net