TÓM LƯỢC 70 NĂM GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

LỜI TÒA SOẠN:

Quý độc giả đã xem qua tài liệu “Tiến Trình Hình Thành Và Phát Triển Gia Đình Phật Tử Việt Nam” của tác giả Thích Quảng Trí. Tài liệu này được viết vào năm 2005, khi đó sinh hoạt GĐPT mới được phục hồi sau 20 năm tạm ngưng. Do vậy, chúng ta chưa thấy được sức sống của tổ chức Áo Lam trong giai đoạn hiện nay ( 1997-2021).

Nhân kỷ niệm 70 năm GĐPT Việt Nam (1951-2021), Ban biên tập vừa nhận được tài liệu “Tóm lược 70 Năm Gia Đình Phật Tử Việt Nam” của tác giả Thị Bá Huỳnh Văn Tùng gửi tặng.

Huynh trưởng cấp Tấn Thị Bá Huỳnh Văn Tùng có thể nói là “nhân chứng sống” của giai đoạn từ năm 1997 đến nay, vì anh là phó thư ký rồi lên chánh thư ký PB.GĐPT trung ương suốt những năm sau này.

Do đó, những sử liệu anh đưa ra là rất đáng tin cậy và tương đôi đầy đủ. Chúng tôi thấy được ưu điểm của tài liệu này nên chia sẻ đến quý độc giả cùng.

A – BỐI CẢNH :

Phật giáo hơn hai ngàn năm lịch sử gắn liền với dân tộc Việt Nam, đã cống hiến cho dân tộc Việt Nam một nếp sống đạo lý cao đẹp, một nền văn hóa nhân bản, một tinh thần bao dung hòa hợp

Với gần 100 năm đất nước suy vong bởi bị chiến tranh trong thời thực dân Pháp …..

Năm 1920 phong trào chấn hưng Phật giáo khởi xướng tại Ấn Độ  lan rộng đến các nước Đông Nam Á; tại Trung Hoa do ngài Thái Hư Đại sư chủ xướng đã ảnh hưởng trực tiếp đến Phật giáo Việt Nam….

Đến năm 1931, phong trào chấn hưng Phật giáo tại Việt Nam lan rộng khắp ba miền.

  • Tại Nam kỳ thành lập Hội nghiên cứu Phật học (1931)
  • Hội Lưỡng xuyên Phật học (sau này đổi thành Hội Phật học Nam Việt).
  • Tại Trung kỳ thành lập An Nam Phật Học (1932)
  • Tại Bắc kỳ thành lập Hội Việt Nam Phật Giáo (1934).

B – HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN GĐPT VIỆT NAM

I-TIỀN THÂN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ (GĐPT)

Công cuộc chấn hưng Phật giáo trên đà phát triển, một số cư sĩ tham gia Giáo hội tập hợp một số con em của đạo hữu thường xuyên đến chùa lễ Phật, thành những đoàn “Đồng ấu” hướng dẫn các em lễ Phật, đọc kinh, nghe giảng Pháp, vui chơi, ca hát.

Đến năm 1932, hội đủ điều kiện và thuận duyên thành lập tổ chức “Ban Đồng Ấu” tại chùa Từ Đàm – Huế. Buổi ban đầu do nhạc sĩ Bửu Bác và anh Tráng Thông (nguyên là Htr. Hướng Đạo) hướng dẫn, nhạc sĩ Bửu Bác sáng tác bài hát lễ là bài “Hải triều Âm (theo tài liệu của Anh Tôn Thất Liệu và Anh Nguyễn Hữu Huỳnh là bài “Cúng dường Chư Phật”, hát theo điệu Hải triều Âm) để hát trong các lễ vía Phật (sau này đổi thành bài Trầm Hương Đốt).

Trong thời gian này tại Hà Nội cũng thành lập Ban Đồng Ấu do cư sĩ Thiều Chữu Nguyễn Hữu Kha phụ trách

Năm 1938, Hội An Nam Phật học tại Huế đặt vấn đề tổ chức Thanh, Thiếu niên Nhi đồng Phật giáo. Nên trong bài diễn văn khai mạc Đại hội thường niên của Hội An Nam Phật học vào ngày 10.8.1938 bác Chánh Hội trưởng LÊ ĐÌNH THÁM đã tuyên bố : “Không có một thành tựu bền vững nào lại không nhắm đến hàng ngũ Thanh, Thiếu niên, họ là những người tiếp nối cho chúng ta trong ngày mai”

Năm 1940, song song với việc sinh hoạt Ban Đồng Ấu đang phát triển tại các địa phương (Huế) do sáng kiến của Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, Ban Quản Trị Hội thành lập “Đoàn Thanh niên Phật Học Đức Dục” gồm các thành phần thanh niên trí thức với mục đích mở các lớp triết học so sánh nghiên cứu 3 tôn giáo Phật – Khổng – Lão.

Đoàn Thanh niên Phật học Đức Dục ra đời với sự bảo trợ của Hội An Nam Phật học và do Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám hướng dẫn trực tiếp. Ban đầu đoàn gồm các Anh: Phạm Hữu Bình (Đoàn trưởng), Đinh Văn Nam (Đoàn phó), Ngô Điền (Thư ký), Đinh Văn Vinh, Lê Bối, Ngô Thừa, Võ Đình Cường, Nguyễn Hữu Quán, Nguyễn Khải, Lê Kiểm, Phạm Quy, Hoàng Ngọc Phu, Lê Đình Duyên.

Đoàn TNPHĐD ngoài việc nghiên cứu và học giáo lý, còn có nhiệm vụ chính là thành lập, xây dựng hướng dẫn các đơn vị nhỏ Thanh, Thiếu, Đồng niên.

Thế là Hội Phật học có người hướng dẫn, sẵn có một số quần chúng là “Đồng Ấu+Đoàn TNPHĐD) thành lập đội ngũ, vì trong đoàn có đủ thành phần Thanh, Thiếu niên và Đồng ấu. Bấy giờ danh từ GIA ĐÌNH PHẬT HÓA PHỔ được đặt cho đoàn này dưới sự hướng dẫn của cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám và các anh trong đoàn Thanh niên Phật học Đức dục phụ trách.

Gia Đình Phật Hóa Phổ Minh Tâm tại chùa Quán Sứ (Hà Nội)

Mùa Phật Đản 1944, một đại hội được tổ chức tại rừng Quảng Tế (Huế), quy tụ các Đơn vị Thanh niên Phật học, Hướng đạo Phật giáo, Đồng ấu Phật học…họp Đại hội và khai sinh tổ chức GIA ĐÌNH PHẬT HÓA PHỒ (tiền thân GIA ĐÌNH PHẬT TỬ)

Ban Hướng dẫn PHẬT HOÁ PHỔ  đầu tiên được thánh lập tại trụ sở Tổng hội Phật giáo Trung Phần với thành phần: (Số 1B. Nguyễn Hoàng – Huế )

Trưởng ban: VÕ ĐÌNH CƯỜNG

Các Uỷ viên: Phan Cảnh Tuân – Hoàng Thị Kim Cúc – Lê Cao Phan – Lê Cảnh Đạm – Nguyễn Xuân  Quyền .

Đến năm 1950 Ban Hướng dẫn khoá 1 (1950 – 1953) MỚI LÀM LỄ RA MẮT TRƯỚC HỘI ĐỒNG Tăng Gìà Trung Việt và Hội Việt Nam Phật học Trung Việt tại chùa Từ Đàm- Huế và chính trong dịp nầy Huy hiệu HOA SEN TRĂNG  trên nền xanh lá mạ được gắn cho các Huynh trưởng lãnh đạo.

Năm 1948: Trại huấn luyện Huynh trưởng tại Trường Thanh Long – Huế ( từ ngày 22 – 24/8/ 1948)

Năm 1950: Trại huấn luyện đầu tiên  cho ngành Nữ  GĐPHP với tên là Ni Liên thuyền và đưa Chương trình tu học gồm: Phật pháp – HĐTN – Văn Mỹ nghệ – Phương pháp giáo dục trong GĐPHP là “HÀNG ĐỘI TỰ TRỊ”.

II.- TỪ NĂM 1951 ĐẾN NĂM 1962 :

1.- Thay đổi Danh xưng và Phát triển : (1951 -1953)

Tháng 3/1951 Trại Huấn luyện Huynh trưởng đầu tiên lấy tên là trại KIM CANG tổ chức 15 ngày tại Hội quán của Tổng Trị sự. Trong trại này, ngoài các Huynh trưởng miền Trung còn có các anh chị Huynh trưởng miền Bắc như các anh Lê Vinh, Trần Thanh Hiệp, Đặng văn Khuê, miền Nam có anh Nguyễn Hữu Huỳnh.

  • Cố vấn trại Thầy Thích Minh Châu,
  • Trại trưởng anh Võ Đình Cường, – Trại phó anh Phan Cảnh Tuân.

Đánh dấu sự phát triển lớn mạnh của gia đình Phật hoá Phổ (GĐPHP), nhắm có một đường hướng chung cho tổ chức, một hội nghị Huynh trưởng GĐPHP diễn ra tại chùa Từ Đàm – Huế vào các ngày 24, 25, 26/4/1951.(Đại hội lần thứ I) Lịch sử GĐPHP có thể được coi là bước sang một trang mới cho tổ chức GĐPT sau này. Đại hội gồm các Anh, Chị Huynh trưởng miền Trung (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Thuận, Di Linh, Lâm Viên, Đồng Nai thượng), và các đại diện chính thức của GĐPHP miền Bắc, miền Nam

a).- Mục đích Đại hội :

  • Báo cáo tình hình sinh hoạt phát triển GĐPHP tại các vùng miền và các Tỉnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm xây dựng Gia đình, tổ chức Đoàn đội và sự liên hệ với tổ chức Phật giáo địa phương
  • Thảo luận Nội quy và Danh xưng

b)- Thành quả Đại Hội :

  • Lần đầu tiên Thanh, Thiếu niên tin theo Phật trên toàn quốc đã thể hiện trên tinh thần LỤC HÒA, tạo sự đoàn kết.
  • Dùng chung Danh xưng GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM (GĐPT VN) thay cho GIA ĐÌNH PHẬT HÓA PHỔ trong toàn quốc.
  • Đồng lòng biểu quyết chấp thuận bản NỘI QUY GIA ĐÌNH PHẬT TỬ.
  • Thiêt lập cơ cấu nghiên cứu giáo dục và Hoạt động thanh niên cho tổ chức Gia đình Phật tử (GĐPT)

Sau khi thống nhất danh xưng GĐPT, quý Anh, Chị trong Ban Hướng dẫn GĐPT miền Trung tổ chức một Đoàn huấn luyện lưu động đến các Tỉnh mở các lớp  Huấn luyện, đào tạo Huynh trưởng và Đội – Chúng trưởng.

Đoàn gồm các Anh : Võ Đình Cường, Lê Cao Phan, Phan Cảnh Tuân, Cao Chánh Hựu, Phạm Mạnh Cương, Nguyễn Khoa Dánh, Lê Văn Dũng…chị Hoàng thị Kim Cúc.

Đoàn huấn luyện lưu động đến mở trại tại các Tỉnh, cụ thể như sau :

  • Trại HL Tinh Tấn 1 cho các tỉnh Đồng Hới, Quảng Trị, Thừa Thiên
  • Trại HL Tinh Tấn 2 cho Đà Nẵng.
  • Trại HL Lục Hòa 1,2,3 cho các Tỉnh Nha Trang, Ninh Thuận, Đà Lạt vào các mùa hè 1951-1952.

Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam vào ngày 6/5/1951 gồm các tập đoàn Tăng già, cư sĩ Phật giáo Bắc Nam Trung đã khai mạc hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam tại chùa Từ Đàm – Huế. …

Trong dịp này Ban Hướng dẫn GĐPT Trung phần đọc chúc từ.

– Anh Lê Cao Phan sáng tác bài PHẬT GIÁO VIỆT NAM dâng lên đại hội.

– Ban Hướng dẫn GĐPT Bắc Việt : Gia đình Phật tử Bắc Việt gồm các đơn vị : Minh Tâm, Liên Hoa, Minh Đạo, Từ Quang,  lan đến các Tỉnh Hải Phòng,  Bắc Giang, Vĩnh Phúc ….do nhu cầu điều hợp các GĐPT Bắc Việt nên Ban Hướng dẫn GĐPT Bắc Việt ra đời :

  • Trưởng ban : Chân Minh NGUYỄN VĂN NHÃ
  • Phó Trưởng ban Ngành Nam : LÊ VINH
  • Phó Trưởng Ngành Nữ : TUỆ MAI
  • Uỷ viên Mỹ nghệ : Chân Quang TRẦN THANH HIỆP
  • Thư ký : TUỆ NGA

2.-  Đại Hội Huynh trưởng GĐPT lần 2/1953:

Trong chiều hướng phát triển ngày càng lớn mạnh và sâu rộng đến các miền quê, vì chính sức sống và trưởng thành của tổ chức nên Hội nghị GĐPT

được tổ chức tại Từ Đàm-Huế vào các ngày 1, 2, 3/1/1953, nhằm duyệt xét lại chương trình tu học, huấn luyện cũng như hình thức sinh hoạt của GĐPT.

Đây là lần thứ hai GĐPT được triệu tập với đầy đủ các đại diện 3 miền Nam, Trung, Bắc gồm 63 đại biểu :

  • Miền Bắc : 07 đại biểu
  • Miền Trung :  55 đại biểu
  • Miền Nam :  01 đại biểu

a) Mục đích của Đại hội:
Cải thiện sinh hoạt của khẩu hiệu được nêu ra là :

+  ĐẠO trong ĐỜI – ĐỜI trong ĐẠO  Lý thuyết cho thực hành và Thực hành cho Lý thuyết …

*Thống nhất về hình thức: căn bản là huy hiệu, phù hiệu

* Tại Trung Việt (Huế) thành lập các Đoàn:

  • Đoàn Nữ Phật tử LIÊN HƯƠNG do chị Cúc, chị Đào, chị Nhơn hướng dẫn
  • Đoàn Nam Phật tử THIỆN SINH do các anh Nguyễn Thu Khiết và anh Hoàng Anh Cung phụ trách.

Trại Bồ Đề 1 huấn luyện Đội Chúng trưởng tổ chức tại Phúc Yên (miền Bắc) do Anh Bùi Ngọc Phách làm Trại trưởng

  • Tại Nam Việt, sau khi Đại hội 1953, anh Tống Hồ Cầm và anh Nguyễn Văn Thục quyết định giải tán hai GĐPT Chánh Giác và Chánh Tín để rồi sát nhập thành một GĐPT duy nhất thuộc hệ thống Hội Phật học Nam Việt tên là GĐPT Chánh Đạo. Đạo hữu VÕ ĐÌNH DẦN làm Gia Trưởng, anh NGUYỄN VĂN THỤC làm Liên đoàn trưởng. .

3.- Thời kỳ ổn định và phát triển (1954 – 1962):

Đầu năm 1954, miền Bắc tổ chức trại Họp bạn VÔ ƯU tại chùa Voi Phục (Láng). GĐPT các Tỉnh về dự trại, anh Nguyễn Minh Hiền làm Trại trưởng. Đây là trại cuối cùng, đến khi đất nước bị chia cắt bởi hiệp định Geneve lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời cho 2 miền Nam Bắc.

Một số Đoàn sinh và Huynh trưởng ở Bắc Việt chuyển vào Nam sinh sống.

Anh Tống Hồ Cầm được Hội Phật học Nam Việt chỉ định làm Trưởng Ban HD.GĐPT Nam Việt, anh Nguyễn Văn Thục làm Phó Trưởng Ban.

Tháng 4/1955, khóa huấn luyện Huynh trưởng A Dục B được tổ chức tại Cần Thơ để đào tạo Huynh trưởng cho các Tỉnh Hậu Giang và Tiền Giang.

Với số Huynh trưởng được đào tạo ở 2 khóa A Dục lần lượt đi thành lập các GĐPT ở miền Nam.

Tất cả các GĐPT lúc bấy giờ đều lấy chữ Chánh làm đầu:

GĐPT: Chánh Giác (Chơ Lớn), Chánh Minh (Gia Định), Chánh Đạt (Chùa Từ Nghiêm – Sài gòn), Chánh Nguyên (Sài gòn), Chánh Định (Gia Định),

Chánh Thọ (chùa Vạn Thọ Saigon) và Chánh An (Thủ Thiêm Saigon). Chánh Thiện (Biên Hòa), Chánh Tâm, Chánh Đẳng (Cần Thơ), Chánh Tiến (Trà Vinh), Chánh Đức (Sa Đéc), Chánh Tín (Sóc Trăng), Chánh Huệ (Trà Ôn), Chánh Nghiêm (Thủ Đức), Chánh Dũng (Long Xuyên), Chánh Kiến, Chánh Pháp (Vũng Tàu), Chánh Quang (Bình Dương), Chánh Hòa (Cầu Kè), Chánh Quang (Rạch Giá),

Tại miền Trung chị Hoàng Thị Kim Cúc cho ngành Nữ sinh hoạt riêng, nên các đoàn Huynh trưởng Nữ được thành lập và cho tái lập đoàn Nữ Phật tử

HƯƠNG TRANG (thành lập tháng 12/1948) đã gián đoạn một thời gian và ra mắt vào ngày 16/5/1955.) Nhờ đoàn này có ý thức trách nhiệm nên đã giúp cho chị Cúc hoàn thành khóa huấn luyện Huynh trưởng dành cho ngành Nữ tại Thừa Thiên – Huế (chùa Diệu Mỹ) với tên Tư Xà.

Chua Linh Son
Chùa Linh Sơn (Đà Lạt), nơi diễn ra Đại Hội Huynh Trưởng GĐPT lần thứ 3/1955

4.- Đại Hội Huynh Trưởng GĐPT lần thứ 3/1955:

Đại hội được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 3/8/1955 tại chùa Linh Sơn – Đà Lạt, dưới sự chứng minh của Thượng Tọa Thích Trí Quang, Chánh Hội Trưởng Tổng Hội Phật giáo Trung phần.

  • Tổ chức Đại Hội do Gia đình Phật tử Đà Lạt đảm trách
  • Mục đích của Đại hội
    • San dịnh một số điều khoản của Nội quy, thiết lập Quy chế Huynh trưởng
    • Tu chỉnh nguyên tắc tổ chức và điều hành sinh hoạt Đoàn Đội, Y phục –  Huy hiệu – Cấp hiệu- Đào tạo Huynh trưởng …
    • Quy chế Huynh trưởng
    • Y phục, huy hiệu, cấp hiệu:

Anh Võ Đình Cường bị chính quyền đương thời không cho phép vào dự Đại hội.

*    Đại biểu miền Bắc không có.

–  Việc áp dụng quy chế Huynh trưởng theo tinh thần của đại hội kỳ 3/1955, các BHD/GĐPT Trung phần cũng như Nam phần thiết lập Sổ Quản trị Huynh trưởng, xét xếp cấp và tổ chức thọ cấp.

Tổng hội Trung phần ra quyết định số 84/HD/TH/HT ngày 10/13/1956 xếp cấp Huynh trưởng:

  • Anh Võ Đình Cường : cấp Dũng
  • Anh Nguyễn Châu : cấp Tấn
  • Anh Lương Hoàng Chuẩn – Trương Văn Sang – Trương Văn Trọng: Cấp Tấn
  • Chị Hoàng thị Kim Cúc – Phạm Văn Sắc – Mã Thành Cưng : Cấp Tấn
  • Anh Lê Văn Dũng – Chị Nguyễn Thị Út          :          Cấp Tấn
  • Và 34 Huynh trưởng cấp TÍN + 46 Huynh trưởng cấp TẬP

– GĐPT NamViệt (1958) gồm có:

  • Anh Tống Hồ Cầm             :  cấp Dũng
  • Anh Nguyễn Văn Thục   :  cấp Tấn
  • Anh Nguyễn Hữu Huỳnh : cấp Tần

– Thành lập các GĐPT Bắc Việt tại miền Nam (sau này thuộc hệ thống miền Vĩnh Nghiêm)

Đại hội Huynh trưởng GĐPT Trung phần được tổ chức từ ngày 2 đến 5/8/1958 tại chùa Từ Đàm-Huế dưới sự chứng minh của Quý Thượng Tọa Thích Trí Quang, Thích Thiện Châu, Thích Huyền Quang.

+ Mục đích Đại hội :

  • Báo cáo tình hình phát triển của các Tỉnh, thành
  • Rút ưu khuyết điểm của việc áp dụng Quy chế Huynh trưởng và Nội quy GĐPT
  • Bầu Ban Hướng dẫn GĐPT Trung phần

+ Trại huấn  luyện Huynh trưởng cấp II miến Trung – Huế (1958)

–    Khoảng cuối năm 1960, các GĐPT Nam Việt thuộc hội Phật Học Nam Việt tổ chức Hội Nghị tại chùa Xá Lợi thành lập BHD – GĐPT Nam Việt do anh Tống Hồ Cầm làm Trưởng Ban.

Như vậy tại Nam Việt có 3 BHD:

  • BHD GĐPT Nam Việt
  • BHD GĐPT Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt tại miền Nam.
  • BHD GĐPT Hội Việt Nam Phật Giáo tại miền Nam

Ban Hướng dẫn GĐPT thuộc Hội Tăng già Bắc Việt tại miền Nam, thành lập trường đào tạo Huynh trưởng A Dật Đa với chương trình Huấn luyện Huynh trưởng dài hạn, cung cấp Huynh trưởng có năng lực cũng như đạo hạnh vững vàng cho các đơn vị GĐPT. Trường do Ban Quản trị điều hành gồm các anh Nguyễn Quang Vui, Nguyễn Đình Thống, Ngô Mạnh Thu, Huỳnh Ái Tông.

– Tháng 7/1960, mở khóa Huấn luyện Tuệ Tạng chuẩn bị làm Huynh trưởng

– Dự định năm 1960 sẽ tổ chức Trại Họp bạn ngành Thiếu Vạn Hạnh tại Nha Trang và đang chuẩn bị sẵn sàng, nhưng giờ phút chót chính quyền đương thời không cho phép.

+ Trại họp ban ngành Thiếu Thừa Thiện – Huế (1960) tại Đồi  Thông chùa Từ Hiếu  vào dịp Hè với 3000 trại tham dự

+ Trại Huấn luyện Huynh trưởng cấp II – Kiên Thệ  tại Huế (1960)

+ Trại họp bạn Ngành Thiếu dự kiến sẽ tổ chức tại Khánh Hoà , nhưng chính quyến Trung ương cũng như Tỉnh Khánh  Hoà không cho phép

5.- Đại Hội Huynh Trưởng GĐPT  lần 4/1961:

Đại hội được tổ chức từ ngày 26 đến 28/12/1961 tại chùa Xá Lợi Saigon, gồm các BHD GĐPT Trung phần, Nam phần, hai BHD Bắc Việt tại miền Nam và đại biểu các Tỉnh, Thị trong toàn miền Nam Việt Nam.

Vì tình thế không thuận lợi, do chính quyền đương thời cố tình ngăn chặn sự phát triển tổ chức, vì thế Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Ủy viên Thanh niên Phật tử Tổng hội Phật Giáo Việt Nam và Thượng Tọa Thích Thiện Hoa triệu tập Đại Hội với sự bảo trợ của Hội Phật học Nam Việt.

+ Các phái đoàn Đại biểu:

  • BHD GĐPT Trung Việt: 14 Htr. và Đại biểu các Tỉnh 46 Htr.
  • BHD GĐPT Nam Việt: 09 Htr. và Đb. các Tỉnh 41 Htr.
  • BHD GĐPT thuộc Hội VNPG Bắc Việt tại miền Nam :  5 Htr.
  • BHD GĐPT thuộc Hội Tăng Già Bắc Việt tại miền Nam : 5 Htr.

+ Mục đích Đại hội :

  • Kiêm điểm tình chung của Tổ chức
  • Đề bạt phương thức đối, ứng phó.
  • Tu chỉnh Nội quy GĐPT
  • San định Quy chế Huynh trưởng

+ Thành quả Đại Hội:

  • Mục đích được thay đổi:
    Đào tạo Thanh, Thiếu, Đồng niên Nam Nữ thành những Phật tử chân chính. Góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo”.
  • Châm ngôn Thanh, Thiếu niên :  BI – TRÍ – DŨNG
  • Năm  (5) Điều luật : Như hiện nay đang sử dụng
  • Châm ngôn của Oanh vũ ( Đồng niên) : HOÀ – TIN – VUI
  • Ba (3) Điều luật:  Như hiện  đã sử dụng
  • Quy chế Huynh trưởng được tu chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế, nâng cao chương trình huấn luyện và tu học Huynh trưởng.  – Đại hội cung thỉnh Thượng Tọa Thích Thiện Hoa làm Trưởng Ban BHD – GĐPT Trung ương – Đại hội thỉnh kính mời Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền làm Đoàn viên  danh dự GĐPTVN.

+ Thành phần Ban Hướng dẫn :

  • Trưởng ban : Thượng toạ THÍCH THIỆN HOA
  • Phó Trưởng ban Ngành Nam : Anh Tống Hồ Cầm,
  • Phó Trưởng ban Ngành Nữ : Chị Hoàng Thị Kim Cúc
  • Tổng thư ký: Anh Trần Quang Thuận
  • Phó Tổng Thư ký: Anh Cao Chánh Hựu.
  • Thủ quỹ kiêm đại diện GĐPT Bắc Việt tại miền Nam: Anh Nguyễn Đức Lợi

+ Trại họp bạn Huynh trưởng Ba ngành tại Huế (1961)

+Tháng 7/1962, Trại Họp bạn ngành Thiếu của GĐPT miền Trung được tổ chức tại đồi Thiên Ấn-Quảng Ngãi.

+ Tháng 9/1962, Đại Hội Huynh trưởng thu hẹp tại Nha Trang, thảo luận tình hình đất nước và chuẩn bị cho GĐPT Việt Nam trong giai đoạn mới.

Cũng trong năm này BHD Trung ương xuất bản quyển “CƯƠNG YẾU GIA ĐÌNH PHẬT TỬ”.

6 – Thời kỳ thống nhất và trưởng thành(1963-1975)

Năm 1963, việc chính quyền Ngô Đình Diệm cấm treo cờ Phật Giáo vào Lễ Phật Đản 1963 là nguyên nhân cuối cùng của một ly nước tràn, đưa đến việc đòi bình đẳng tôn giáo và công bằng xã hội của Phật giáo miền Trung.

  • Mùa pháp nạn đã qua.

     Năm 1964, Phật giáo bước qua một giai đoạn mới: Đại hội Phật giáo họp tại chùa Xá Lợi gồm 6 tập đoàn Tăng Già, cư sĩ Nam Trung Bắc và GHPG Nam Tông đã nhất trí một quyết nghị thành lập: GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT với một bản Hiến chương ngày 4/1/1964 (do chính quyến Nguyễn Khánh ký bởi sắc luật 158/SL/CT ngày 14/5/1964) với cơ cấu tổ chức điều hành gồm hai viện: Viện Tăng thống và Viện Hóa Đạo.
+ Gia Đình Phật tử nằm trong Tổng Vụ Thanh Niên/GĐPT vụ (thuộc VHĐ)
+Tháng 3/1964, lễ dựng bia và truy thăng cấp DŨNG cho Htr. LÊ VĂN VINH tại Đà lạt.
+ Tháng 4/1964, trại Họp bạn Ngành Thiếu liên Tỉnh tại ĐàLạt (trại Thiện Mỹ)
+Tháng 5/1964, trại Họp bạn ngành Thiếu liên tỉnh tại Quảng Ngãi (Trại Thiện Mỹ)
+ Tháng 6/1964, các đơn vị GĐPT thuộc Giáo Hội Tăng già và Hội Việt Nam Phật Giáo Bắc Việt tại miền Nam đại hội tại chùa Phước Hòa, dưới sự chứng minh của Đại Đức Thích Chánh Tiến, Tổng Thư ký miền Vĩnh Nghiêm, có sự tham dự của Cư sĩ Ban Đại diện miền và quý anh, chị BHD Trung ương GĐPT Việt Nam tham dự.

Đại hội bầu BHD GĐPT miền Vĩnh Nghiêm, anh Tôn Thất Liệu làm Trưởng Ban, mở đầu việc thống nhất GĐPT Bắc Việt tại miền Nam

7 – Đại Hội Huynh Trưởng GĐPT lần thứ 5/1964 :

–  Hiến chương GHPGVN/TN ra đời là căn bản cho tổ chức GĐPT lớn mạnh.
– Đại Hội Huynh trưởng GĐPT toàn quốc lần này áp dụng Hiến chương GHPGVNTN (GĐPT nằm trong Tổng Vụ Thanh Niên) thuộc Viện Hóa Đạo.
–  Đại Hội tổ chức từ ngày 27-30/6/1964 tại trường nữ Gia Long Saigon (nay là trường Nguyễn thị Minh Khai), có 200 đại biểu của 42 tỉnh Trung, Nam và miền Vĩnh Nghiêm. Đại hội dưới sự chủ tọa của Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh Niên GHPGVN TN.

  • Chương trình nghị sự gồm có :

     +  Thông qua Nội quy, Quy chế Huynh trưởng GĐPT.
     +  Gia Đình Phật Tử nông thôn
     +  Ngành Nữ GĐPT
     +  Chương trình hoạt động

+  Bầu BHD Trung ương nhiệm kỳ 1964-1966

Đại hội có 5 tiểu ban đặc trách 5 vấn đề của chương trình nghị sự trong tiến trình hội nghị

Từ Đại hội này Ban Hướng dẫn các phần giải tán, chỉ còn có một BHD là BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG GĐPT Việt Nam, có hệ thống dọc từ Trung ương đến các Miền, Tỉnh, Thị (gồm 8 miền theo phân chia của Giáo hội):

+  Miền Vạn Hạnh       (Bắc Trung phần)
+  Miền Liễu Quán       (Nam Trung phần)
+  Miền Khuông Việt    (Cao nguyên Trung phần)
+  Miền Khánh Hòa      (Đông Nam phần)
+  Miền Quảng Đức      (Khu vực Saigon)
+  Miến Vĩnh Nghiêm    (Phật tử Bắc Việt tại miền Nam)
+  Miền Huệ Quang       (Tiền Giang)
+  Miền Khánh Anh       (Hậu Giang)

–  BHD/GĐPT miền Vĩnh Nghiêm và Quảng Đức trực thuộc Trung ương.

–  Báo cáo theo thời điểm đại hội:

GĐPT Trung phần :

+ Gia trưởng:              872 cư sĩ                   + Huynh trưởng:      6.921 Huynh trưởng

+ Nam Phật tử:           4.836 Đ/sinh             + Nữ Phật tử:           3.880 Đoàn sinh

+ Thiếu Nam:              14.360 Đ/sinh           + Thiếu Nữ:             13.585 Đoàn sinh

+ Oanh vũ Nam:         17.739 Đ/sinh           + Oanh vũ Nữ:         16.20 Đoàn sinh

GĐPT Nam Việt ( trên 50 GĐPT mang họ Chánh) :

        + Huynh trưởng:      255 Huynh trưởng

        + Thiếu Nam:           1.094 Đ/sinh+Thiếu Nữ:1.084 Đoàn sinh

+ Oanh vũ Nam:      1.193 Đoàn sinh+Oanh vũ Nữ:1.220 Đoàn sinh

GĐPT Nam Tông :

        + Huynh trưởng:          09 Htr.+Đoàn sinh:     200 Đoàn sinh

GĐPT thuộc Hội Tăng già Bắc Việt tại miền Nam :

        + 15 Đơn vị GĐPT

+ Huynh trưởng:      250 Htr.   + Đoàn sinh:   3.030 Đoàn sinh

GĐPT thuộc Hội Việt Nam Phật giáo Bắc Việt tại miền Nam :

        + Huynh trưởng:      25 Htr.                         + Đoàn sinh:          520 Đ/sinh

                                                     Tổng số:         943 Đơn vị GĐPT

                                                     Huynh trưởng: 7.460

                                                     Đoàn sinh:    81.949

BHD Trung ương GĐPT Việt Nam nhiệm kỳ 1964-1966 :

+ Trưởng ban:                      Anh Võ Đình Cường

+ Phó Trưởng ban:               Anh Tống Hồ Cầm

+ Phó Trưởng ban:               Chị Hoàng thị Kim Cúc

+ Tổng Thư ký:                    Anh Cao Chánh Hựu

+ Phó Tổng Thư ký:             Anh Đoàn Văn Lộc

+ Phó Tổng Thư ký:             Anh Nguyễn Xuân Quyền

+ Thủ quỹ:                           Chị Nguyễn Thị Bắc

  • Trại A Dục của ngành Nữ tổ chức tại chùa Phước Hải-Saigon do BHD/TW tổ chức, chị Hoàng thị Kim Cúc làm Trại trưởng (1964).
  • Lễ bàn giao BHD Trung phần lại cho BHD Trung ương tổ chức vào ngày 30/8/1964 (PL 2508) tại chùa Từ Đàm- Huế.
  • Năm 1965 nữ Htr. Đào thị Yến Phi tự thiêu tại Nha Trang trong cuộc vận động phản đối chính phủ Trần Văn Hương.
  • Khóa Hội thảo Huynh trưởng toàn miền Nam (thu hẹp) tổ chức từ ngày 23-25/7/1965 tại chùa Dược Sư – Gia Định, thảo luận các vấn đề :
  • Duyệt xét toàn bộ Chương trình tu học huấn luyện cho những năm tới
  • Ấn hành tài liệu tu học
  • Từ ngày 5-7/1966 BHD Trung ương họp tại Đà Lạt nơi khu đất Trại trường GĐPT, địa điểm chuẩn bị cho Trại Đại hội Thanh Niên Phật Giáo Thế giới vào đầu tháng 6/1966, nhưng bị hủy bỏ vì cuộc đấu tranh của Phật Giáo Việt Nam tại miền Trung.

8 – Đại Hội Huynh trưởng GĐPT lần thứ 6/1967 :

Đại hội Huynh trưởng GĐPT lần thứ 6 được tổ chức tại Tổng vụ Thanh Niên Trung tâm Quảng Đức số 294 Công Lý Saigon (nay là Thiền viện Quảng Đức VP. 2 – GHPGVN số 294 Nam kỳ Khởi Nghĩa TP. HCM) từ ngày 29/7 đến ngày 1/8/1967 với 221 đại biểu chính thức tham dự (trong thời gian này có sự phân hóa trong hàng lãnh đạo các cấp thuộc GHPGVN TN, nhưng đối với GĐPT chỉ có một).

  • Đại hội thảo luận các vấn đề :

 – Tu chỉnh Nội quy và quy chế Huynh trưởng GĐPT.

– Duyệt lại đường hướng sinh hoạt, chương trình tu học GĐPT. (chủ đề : Đạo pháp và dân tộc).

Trại Huyền Trang Trung ương do BHD Trung ương tổ chức tại chùa Pháp Vân- Gia Định Saigon (1967)

  • Tháng 1/1968, nội san SEN TRẮNG GĐPT VN ra đời số 1 đến tháng 7/1968 xuất bản số 2 rồi ngưng luôn.
  • Khóa Hội thảo toàn quốc (thu hẹp) tổ chức tại Phật học viện Nha Trang vào các ngày 29, 30, 31/12/1968.

                 +Mục đích : Tham khảo ý kiến các Huynh trưởng kỳ cựu có khả năng trong toàn quốc, về các dự án đã soạn thảo liên quan đến  những vấn đề do Đại hội toàn quốc 1967 ủy nhiệm BHD Trung ương

                 + Các vấn đề được thảo luận:

  • Cương yếu lý tưởng và sứ mệnh GĐPT
  • Thể thức lề lối sinh hoạt GĐPT
  • Dự án tổ chức và sinh hoạt Nam, Nữ Phật tử
  • Dự án đại cương về sinh hoạt các cấp GĐPT

             Anh Lương Hoàng Chuẩn đảm nhận chức vụ Quyền Vụ trưởng GĐPT kiêm quyền Trưởng Ban GĐPT Trung ương thay anh Võ Đình Cường bị chính quyền đương thời bắt giữ.

Đại hội Huynh trưởng ngành Nữ toàn quốc tại chùa Tỉnh Hội Nha Trang từ ngày 23 đến ngày 26/8/1969 dưới sự chủ tọa của chị Hoàng Thị Kim Cúc, Phó Trưởng Ban BHD Trung ương.

+ Đại hội thảo luận các vấn đề:

  • Thống nhất sinh hoạt ngành
  • Soạn thảo chương trình tu học, sinh hoạt, giáo dục thích hợp với tâm lý ngành.

–   Chuẩn bị các trại huấn luyện ngành trong giai đoạn tới.

9 – Đại hội Huynh trưởng GĐPT toàn quốc lần thứ 7/1970 và Ban Bảo trợ:

Đại hội được tổ chức từ ngày 25-28/7/1970 tại trường Trung học Bồ Đề và chùa Tỉnh hội Bình Định gồm: 500 Huynh trưởng, 246 Đại biểu thuộc 39  đoàn trong toàn miền Nam Việt Nam. Trên 200 đại biểu Giáo hội và Ban bảo trợ đại diện cho 60 Tỉnh, Thị Giáo hội.

  • Đơn vị cơ sở, Huynh trưởng trưởng và Đoàn sinh báo cáo vào kỳ Đại hội 1970.

`- 787 Đ/vị GĐPT,   – 5.500 Huynh trưởng     +   64.900 Đoàn sinh

  • Khóa Hội thảo Huynh trưởng cấp Tấn lần đầu tiên tổ chức tại Trại trường Đài Lục Hòa, Tuyên Đức, Đà lạt từ ngày 25-29/12/1970, hội thảo các vấn đề:
  • Hướng đi của GĐPTVN khi hòa bình trở lại.
  • Thảo luận dự thảo nội lệ Tổng đoàn cựu Huynh trưởng
  • Thảo luận phụ đính quy chế Huynh trưởng (chương Cựu Huynh trưởng)
  • Thảo luận dự án nội lệ tương tế

* Ngày 25/12/1970, lể đặt đá xây “Đài Lục Hòa” trại trường GĐPT VN tại Tuyên Đức – ĐàLạt

* Ngày 25-31/12/1970: các khóa Huấn luyện Huynh trưởng Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang do Ban Hướng dẫn Trung ương mở tại trại trường Đà Lạt.

* Cũng trong thời gian này Htr. Nguyễn Văn Chức tử nạn trong khi thi hành Phật sự.

Tháng 9/1971Ban Đại diện miền Vạn Hạnh (GĐPT) và BHD GĐPT Đà Nẵng tổ chức liên trại Huấn luyện Htr. Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang, cho 6 tỉnh thuộc miền Vạn Hạnh tại Sơn Trà – Đà Nẵng với 350 trại sinh tham dự.

Ngày 28/12/1971, anh Võ Đình Cường Trưởng Ban Hướng dẫn Trung ương nhận lại nhiệm vụ Trưởng ban sau một thời gian gián đoạn.

10 – Đại Hội Huynh trưởng GĐPT  lần thứ 8/1973

                – Cựu Huynh trưởng – Ban Bảo trợ:

Đại hội được tổ chức tại chùa Tỉnh hội Đà Nẵng từ ngày 29-31/7/1973 gồm có 3 ngành:

  • Ngành Ban Bảo Trợ kỳ II
  • Ngành Cựu Huynh Trưởng kỳ I
  • Ngành Huynh trưởng đương nhiệm kỳ 8

Kết quả Đại hội :

Ngành Ban Bảo trợ  (kỳ 2):

–  Duyệt xét Nội lệ Ban Bảo trợ

–  Duyệt xét Nội lệ tương tế

–  Bầu Ban chấp hành Trung ương và chương trình sinh hoạt

Trưởng ban : Cư sĩ.Thái Tường

                              Phó ban       : Cư sĩ An Mẫn Phạm Đăng Lâm

                              Tổng Thư ký: Cư sĩ Thiện Quang Đỗ Văn Giu

                                    ……

+  Ngành cựu Huynh trưởng (kỳ 1):
–  Duyệt xét Nội lệ ngành Cựu Huynh trưởng
–  Duyệt xét Nội lệ tương tế
–  Bầu Ban chấp hành Trung ương và chương trình sinh hoạt.

Trưởng ban : Anh Tống Hồ Cầm

  Phó ban       ; Anh Hồng Liên Phan Cản Tuân

                          Phó ban       : Chị Nguyên Phương Huỳnh Thị Hoa

                          Tổng  Thư ký : Anh Nguyên Minh Ma Văn Tố (tự Long)

                                    …………………..

                 +  Ngành Huynh Trưởng đương nhiệm (kỳ 8):

– Duyệt xét quy chế Huynh trưởng, cấp hiệu, phù hiệu.
– Nội lệ tương tế, thể lệ tổ chức Ban chấp hành, Ban đại diện tại các Tỉnh chưa có Ban Hướng dẫn
– Cải tổ, định hướng sinh hoạt và chương trình tu học cho Đoàn sinh, Huynh trưởng.
– Kiểm điểm và thảo luận đề án sinh hoạt GĐPTVN trong nhiệm kỳ mới.
– Bầu Ban Hướng dẫn nhiệm kỳ 1973-1975.

(Anh Võ Đình Cường đắc cử Trưởng ban)

Qua báo cáo của các Tỉnh, Thị, Saigon, Vĩnh Nghiêm và Trung ương; hội nghị đã ghi nhận:

42 phái đoàn hiện diện, (vắng mặt 6 phái đoàn, không có báo cáo số lượng).

812 Đơn vị cơ sở – 25 đoàn Nam, Nữ PT.,- 1.450 đoàn Thiếu Nam, Nữ

1.762 đoàn Oanh vũ Nam, Nữ – 7.200 Huynh trưởng – 72.600 đoàn sinh.

  • Năm 1973 (tháng 12):
    • Khóa Hội thảo cấp Dũng và cấp Tấn
    • Dự cử Huynh trưởng cấp Tấn đề nghị lên cấp Dũng
    • Khánh thành Đài Lục hòa
    • Trại Huấn luyện cấp 3 Vạn Hạnh I

III. TỪ NĂM 1975  ĐẾN NĂM 1997:

  • Năm 1975 : Đất nước được hoàn toàn độc lập đi đến thống nhất Phật giáo hai miền Nam, Bắc

Khi giải phóng xong thì Chính quyền mới tiếp quản…, tất cả hệ thống của Chính quyền củ không tồn tại… Riêng GĐPT của  Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không sinh hoạt với những lý do :

  1. Tất cả Huynh trưởng hầu hết là quân đội, công chức ….chính quyền cũ , mỗi người mỗi nơi về …sinh sống hoặc đi kinh tế mới , tăng gia sản xuất, lo cho cuộc sống cá nhân và gia đình.
  2. Gia đình Phật tử của GHPGVNTN  thành phần là Thanh, Thiếu, Đồng niên , …đối với chính quyền mới thành phần Thanh, Thiếu ..niên là do nhà nước quản lý ….vì thế đối với Tổ chức GĐPT của Giáo hội Phật giáo …không thể sinh hoạt được…

Nhưng sau một thời gian  các Anh, Chị Huynh trưởng ..ổn định cuộc sống nơi quê nhà hoặc nơi Kinh tế mới … Các Anh, Chị nghỉ đến phải phục hồi sự sinh hoạt GĐPT . … do chưa thuận duyên  khi trở lại  sinh hoạt..cũng gặp nhiều chướng duyên, không tập hợp được Huynh trưởng, Đoàn sinh củ như lúc trước, nên việc sinh hoạt không mấy thuận tiện, gặp nhiều trở ngại do chủ quan, khách quan..cấm đoán của Chính quyền vì Chính quyền mới chưa hiểu được Gia đình Phật tử  là những Đoàn thể nào…??

  • Năm 1980:

– Ngày 12/2/1980, cuộc gặp mặt của Chư Tôn giáo phẩm và Cư sĩ tiêu biểu của 3 miền để trao đổi và vận động thống  nhất Phật giáo 3 miền.

– GĐPT tùy duyên sinh hoạt theo tinh thần Nội quy và Quy chế Huynh trưởng GĐPTVN, áp dụng chương trình Tu học, huấn luyện cùng các quy định về hình thức đã được BHD Trung ương GĐPTVN ban hành trước năm 1975.Tuỳ theo tình hình của mỗi địa phương.

  • Năm 1981:

Phật giáo hai miền Nam Bắc thống nhất thành lập GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM.

Chưa có Đại hội Gia đình Phât tử

GĐPT các Tỉnh, Thành vẫn tùy nghi sinh hoạt … theo Nội quy GĐPT trước năm 1975.

  • Năm 1992 :

Đại hội Phật giáo kỳ 2 đưa vấn đề sinh hoạt của  GĐPT là một nguyện vọng, hướng dẫn giáo lý đạo Phật và đạo đức Phật Giáo cho Nam, Nữ Phật tử trẻ, là một nguyện vọng chính đáng.

  • Năm 1997 : Gia đình Phật tử bị phân hóa

Trước tình phân hóa của GĐPTVN , những người có trách nhiệm với Gia đình Phật tử Việt Nam đã ngồi lại với nhau để “tìm cách cho GĐPTVN được sinh hoạt đều đặn và  hiệu quả, phù hợp với tình hình mới của đất nước và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam” Sau cuộc họp lịch sử ngày 19/10/1997 tại Thiền viện Vạn Hạnh (TP.HCM), một bản thông báo chung mang theo 5 chữ ký của : Hòa thượng THÍCH MINH CHÂU, và 4 Huynh trưởng cấp Dũng: Anh VÕ ĐÌNH CƯỜNG, Anh TỐNG HỒ CẦM, Anh NGUYỄN XUÂN QUYỀN và Anh NGUYỄN CHÂU được gởi đến toàn thể Huynh trưởng và Đoàn sinh Gia đình Phật tử Việt Nam

Nội dung bản Thông báo có 5 điểm (nguyên văn):

  1. Sinh hoạt Gia đình Phật tử nhằm đào luyện Thanh, Thiếu, Đồng niên thành những Phật tử chân chánh, góp phần xây dựng xã hội …. Sinh hoạt này, trước đây đã đạt được những thành quả tốt đẹp, nay cần phải được tiếp tục phát huy.
  2. Từ ngày được thành lập. Gia đình Phật tử luôn luôn sinh hoạt trong khuôn khổ pháp lý của một tổ chức Phật giáo được nhà nước chấp thuận, như Hội An Nam Phật học, Hội Phật học Nam Việt, Tổng hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất. Nay sinh hoạt của GĐPT cần được thực hiện trong khuôn khổ pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
  3. Một số ít điều trong Nội quy và Quy chế Huynh trưởng của GĐPT cần được tu chỉnh cho phù hợp với Hiến chương của GHPG Việt Nam.
  4. Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPT cấn chung sức chung lòng cùng nhau đẩy mạnh sinh hoạt GĐPT để đóng góp vào sự nghiệp chung của Phật giáo và đất nước
  5. Gia đình Phật tử cần tranh thủ để được sự quan tâm giúp đỡ cụ thể của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong các sinh hoạt.

Cũng trong năm nầy (1997) Gia đình Phật tử được Đại hội IV của GHPGVN công nhận, GĐPT là một thực thể trong lòng Giáo hội, đưa GĐPT vào Hiến chương GHPGVN (Chương V Điều 19,  )

IV. TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2021:
Năm 1998 Hoà thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN ký Quyết định số 187/QĐ/HĐTS ngày 01.10.1998 thành lập nhân sự Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương GHPGVN trong đó có  02 (hai) Phân ban : Phân ban Cư sĩ Phật tử và Phân ban Gia đình Phật tử :……

  • Phân ban Gia đình Phật tử do :
Huynh trưởng Nguyễn Thắng Nhu                      -Trưởng Phân ban
Huynh trưởng Nguyễn Văn Thuần                       – Phó Phân ban
Huynh trưởng Nguyễn Đức Châu                        – Thư ký
Và 07 Uỷ viên

Năm 1999:

– Ngày 02 và 03 tháng 10 năm 1999 Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương và Phân ban GĐPT Trung ương đã có cuộc họp tại Văn phòng II Trung ương GHPGVN nhằm triển khai thực hiện 3 văn kiện tạm thời của Hội đồng Trị sự GHPGVN :

  • Nội quy tạm thời Hướng dẫn Gia đình Phật tử
  • Quy định tạm thời vể Chương trình tu học và Huấn luyện Huynh trưởng GĐPT
  • Quy định tạm thời về việc xét xếp cấp Huynh trưởng GĐPT .

Năm 2000 : Tổ chức xét xếp cấp Tấn cho 40 Huynh trưởng thuộc các Tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiện – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kiên Giang, Đăk Lăk, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh

Năm 2001: Hội nghị Đại biểu Huynh trưởng GĐPT lần thứ 9/2001:

(Từ ngày 27,28,29/7/2001)

  • Hội nghị Huynh trưởng cấp Dũng, cấp Tấn toàn quốc tại chùa Từ Đàm-Huế gồm có Huynh trưởng cấp Dũng (anh Võ Đình Cường và anh Tống Hồ Cầm) và 67 Huynh trưởng cấp Tấn GĐPTVN tham dự.

Nội dung Hội nghị có 3 sự kiện:

  1. Lễ kỷ niệm 50 năm GĐPT Việt Nam (1951 – 2001)
  2. Tu chỉnh Nội quy GĐPTVN/1973 và duyệt xét chương trình Tu học, Huấn luyện phù hợp với Hiến chương GHPGVN và luật pháp nhà nước.
  3. Khai khóa lớp học Huynh trưởng Bậc Lực – (2001-2005) Trại Vạn Hạnh II

Năm 2002: Ban Thường trực Hội đồng Trị sự  GHPGVN ký Quyết định ban hành Nội quy Gia đình Phật tử thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương:

Nội quy GĐPT gồm có : 7 chương với 32  điều có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2002

Năm 2003:

Theo đề nghị của Hai Huynh trưởng cấp Dũng VÕ ĐÌNH CƯỜNG và TỐNG HỒ CẦM sáng lập viên GĐPTVN, cố vấn Phân ban Gia đình Phật tử Trung ương; Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN xét xếp cấp Dũng cho 5 Huynh trưởng:

  • Htr. Thiện Điều Nguyễn Thắng Nhu
  • Htr. Tâm Duệ Nguyễn Đức Châu
  • Htr. Tâm Hướng Lê Bá Chí
  • Htr. Nguyên Tú Trần Hạp
  • Htr. Nguyên Trừng Nguyễn Văn Quýnh

Lễ trao cấp hiệu tại Hội nghị kỳ 2 khóa V của Trung ương GHPGVN – VP.2, TV.Quảng Đức TP.HCM

Tổ chức xét xếp, thọ cấp Tấn lần 2 cho 11 Huynh trưởng thuộc các Tỉnh : Quảng Nam, Phú Yên, Bình Thuận, KonTum, Lâm Đồng tại chùa Ấn Quang TP.Hồ Chí Minh

Năm 2004:

Tổ chức kết thúc năm thứ 3 khai giảng năm thứ 4 lớp học Huấn luyện Huynh trưởng cấp 3 Vạn Hạnh II tại 2 khu vực : Chùa Từ Quang, Thị xã Quảng Ngãi với 200 Huynh trưởng trại sinh và chùa Tỉnh hội Phật giáo Bình Thuận với 100 Huynh trưởng trại sinh tham dự . Nhân dịp nầy Ban Quản traị và Chính quyền địa phương đã đưa trại sinh đến thăm mộ nhà cách mạng Huỳnh Thúc Kháng….

  • Tổ chức Lễ tang và truy thăng cấp Dũng cho Huynh trưởng Pháp Huệ NGUYỄN HỮU HUỲNH từ trần ngày 28/5/2004 tại TP. Hồ Chí Minh
  • Tổ chức Lễ tang và truy thăng cấp Dũng cho Huynh trưởng Tâm Liên NGUYỄN THỊ ĐOÀN từ trần ngày 02/6.2004 tại Huế .

Năm 2005:

  • Tổ chức Lễ mãn khoá Trại huấn luyện cấp 3 Vạn Hạnh II tổ chức trọng thể tại chùa Trúc Lâm Đại Thánh, Huế;  Trại do anh Võ Đình Cường làm Trại trưởng. anh Nguyễn Thắng Nhu làm Trại phó điều hành. Dưới sự chứng minh của Chư Tôn đức Ban Thường trực Ban Trị sự Trung ương GHPGVN. và đã cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình Bậc Lực – Trại Vạnh Hạnh II cho 268/290 Huynh trưởng cấp Tín thuộc 16 Tỉnh, Thành.

Năm 2006 : Hội nghị Đại biểu Huynh trưởng thứ 10/2006

  • Từ ngày 11 -14 tháng 8 năm 2006
  • Hội nghị Đại biểu Huynh trưởng GĐPTVN tại Tổ đình Vĩnh Nghiêm , TP. Hồ Chí Minh để tu chỉnh nội dung chương trình tu học của GĐPT. Với 272 Huynh trương Đại biểu từ 22 Tình, Thành tham dự
  • Khai khóa lớp học Huynh trưởng bậc Lực – Trại Vạn Hạnh III (2006 -2010)
  • Lễ thọ cấp Tấn và trao cấp hiệu cho 95 Huynh trưởng đủ điều kiện xếp cấp Tấn của 16 Tỉnh, Thành

Năm 2007 :

  • Trại họp ban ngành Thiếu GĐPT toàn quốc sau 47 năm chờ đợi đã được tổ chức quy mô, hoành tráng tại chùa Linh Ứng – Bải Bụt – Sơn Trà – Đà Nẵng có 3.431  Huynh trưởng và Đoàn sinh Thanh, Thiếu tham dự.
  • Tổ chức mừng thọ  (90 tuổi) Hoà thượng Thích Minh Châu, Huynh trưởng cấp Dũng Võ Đình Cường và Huynh trưởng cấp Dũng Tống Hồ Cầm tại Thiền viện Vạn Hạnh, TP. Hồ Chí Minh.
  • Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IV nhiệm kỳ 2007 – 2012 tại Hà Nội, Huynh trưởng cấp Dũng Thiện Điều Nguyễn Thắng Nhu , Trưởng Phân ban GĐPT Trung ương được suy cử vào Uỷ viên chính thức Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Năm 2008 :

Huynh trưởng cấp Dũng Nguyên Hùng VÕ ĐÌNH CƯỜNG – Người Anh Cả của Gia đình Phật  tử Việt Nam đã bỏ lại “ Những cặp kính màu “ để Hoa khai kiến Phật lúc 91 tuổi  – 70 tuổi Đạo

  • Trại họp bạn ngành Nữ GĐPT toàn quốc tổ chức tại Vạn Phật Quang – Đại Tòng Lâm tự – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, từ ngày 01 – 04 tháng 8 năm 2008 với 1.342  Huynh trưởng và Đoàn sinh ngành Nữ tham dự.
  • Trại họp bạn Yến Phi được kết hợp với 567 Huynh trưởng Vạn Hạnh khoá II và khoá II nâng tổng số trại sinh Trại Yến Phi 2008 lên thành 1.909 trại sinh .

Năm 2009 :

–  Tổ chức trại họp bạn GĐPT các Tỉnh Tây Nguyên (Lâm Đồng, KomTum, Đăk Lăk. Đăc Nông. Gia Lai) tại Tỉnh Đăk Lăk từ ngày 31 đến ngày 03 tháng 8 năm 2009 với hơn 2.000 Huynh trưởng và Đoàn sinh tham dự

Năm 2010 :

  • Tháng 3 năm 2010 Phân ban GĐPT Trung ương tổ chức thọ cấp Tấn cho 151 Huynh trưởng của 16 Tỉnh, Thành đã được Trung ương xếp cấp Tấn;  từ ngày 17 -18 tháng 4 năm 2010 Tại Tổ đình Từ Đàm – Huế.
  • Tháng 7 năm 2010 – lần đầu tiên (từ năm 1954 ) tổ chức trại họp bạn Khuông Việt I GĐPT  miền Bắc tại Tỉnh Vĩnh Phúc  với 5 đơn vị Tỉnh, Thành và hơn 600 Huynh trưởng Đoàn sinh tham dự
  • Tổ chức trại bạn GĐPT cho các Tỉnh, Thành miền Đồng và miền Tây Nam

bộ gồm 12 Tỉnh, Thành phố (Kiên Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng, TP. Cần Thơ, Vĩnh Long. Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước) từ ngày 15 – 17 tháng 7 năm 2010 tại Long Quang Cổ tự Huyện Ô Môn, TP. Cần Thơ với hơn 700 Huynh trưởng Đoàn sinh tham dự. Với tên trại Chánh Trí.

  •  Tổ chức Trại Vạn Hạnh III từ ngày 25 – 29 tháng 8 năm 2010 tại Khu du lịch sinh thái Suối Hoa – Quận Hòa Vang – TP. Đà Nẵng – với 275 Huynh trưởng trại sinh tham dự
  • Tổ chức xét xếp cấp Tấn lần thứ 4 cho 152 Huynh trưởng thuộc 16 Tĩnh, Thành

Năm 2011:

  • Tháng 3/2011, Trại họp bạn mang tên Nguyên Hùng (Pháp danh của Anh Võ Đình Cường) được tổ chức tại chùa Hội Khánh, Tỉnh Bình Dương nơi diễn ra Hội thảo Hoằng Pháp toàn quốc . Trại quy tụ hơn 500 Huynh trưởng Đoàn sinh thuộc 12 tỉnh Miền Đông, miền Tây Nam bộ và Đơn vị ĐăkNông (Tây Nguyên) tham dự.

Hội nghị Đại biểu Huynh trưởng GĐPT toàn quốc lần thứ 11 vào ngày 31.7 2011 đến ngày 4.8.2011 tại Chùa Từ Đàm – TP. Huế,  gồm 414 Huynh trưởng  Đại biểu từ 31 tỉnh, thành:\

1.- Kỷ niệm 60 năm Gia đình Phật tử Việt Nam

2.- Đại Lễ Cầu siêu cho Chư vị tiền bối hữu công, Ban Bảo trợ, Chư vị sáng lập GĐPTVN, Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPT quá cố

3.- Hội nghị Đại biểu Huynh trưởng GĐPT toàn quốc với nội dung chính  như sau:

  1. Tu chỉnh Nội GĐPTVN
  2. Tu chỉnh Quy chế Huynh trưởng GĐPT
  3. Đổi mới phương thức sinh hoạt, tu học cho Huynh trưởng, Đoàn sinh GĐPT

Năm 2012:

  • Ấn hành 500 tập Kỷ yếu kỷ niệm 60 năm Gia đình Phật tử.
  • Tổ chức Liên trại huấn Lộc Uyển- A Dục – Huyền Trang tại chùa Phước Hậu, Tỉnh Vĩnh Long; Trại sinh gồm các Tỉnh miền Đông miền Tây Nam bộ
  • Huynh trưởng Tâm Duệ Nguyễn Đức Châu, Phó Thường trực Phân ban GĐPT Trung ương được suy cử vào Hội đồng Trị sự GHPGVN nhiệm kỳ VII (2021 – 2017)
  • Huynh trưởng Thiện Điều Nguyễn Thắng Nhu , Trưởng Phân ban GĐPT Trung ương được HĐTS GHPGVN tặng bằng Tuyên dương công đức và Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Đại đoàn kết Dân tộc .

   Năm 2013:

  • Ấn hành 600 quyển Nội Quy, Chương trình tu học, huấn luyện Huynh trưởng GĐP ( đã tu chỉnh lần thự năm 2011)
  • Phân ban Gia đình Phật tử Trung ương được cấp con dấu tròn .
  • Nội quy GĐPT và Nội quy (Quy chế) Huynh trưởng được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN ban hành Quyết định số 257/2013 ngày 17.7 .2013 do Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH Chủ tịch HĐT ký ban hành .

Năm 2014:  

Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương xếp cấp Dũng cho 6 Huynh trưởng Trưởng ban Hướng dẫn Phân ban GĐPT các Tỉnh: TP. Đà Nẵng, Tỉnh Quãng Ngãi, KonTum, ĐăkLăk, Bà Rịa Vũng Tảu và Kiên Giang.

  • Xếp cấp Tấn cho 160 Huynh trưởng các Tỉnh thành : Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Thuận, KonTum, Gia Lai, ĐăkLăk, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương,TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang và tổ chức Lễ thọ cấp tại Tổ đình Từ Đàm – TP. Huế.

Năm 2015:

  • Hội thảo Huynh trưởng các cấp: Tâp, Tín, Dũng toàn quốc tại Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm tự Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với 2.576 Huynh trưởng thuộc 30 Tỉnh, Thành tham dự.

Chủ đề Hội thảo :

  • Nâng cao phẩm hạnh và tinh thần đoàn kết của người Huynh trưởng.
  • Người Huynh trưởng với việc đổi mới tư duy và đổi mới phương thức sinh hoạt, học tập của Gia đình Phật tử
  • Tổ chức thi kết khoá bậc Lực IV (2011 -2916)

Năm 2016:

  • Tổ chức Liên trại huấn luyện Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang tại Thiền viện Phước Sơn, Tỉnh Đồng Nai cho Huynh trưởng miền Đông miền Tây Nam bộ
  • Tổ chức Trại Vạn Hạnh IV tại chùa Bảo Tịnh, TP. Tuy Hoà, Tỉnh Phú Yên cho 282 Huynh trưởng đã hoàn thành 4 năm của chương trình bậc Lực. Kết quả 261 Huynh trưởng được cấp Giấy Chúng nhận trúng cách

Năm 2017:

  • Trại họp bạn liên ngành Thanh, Thiếu toàn quốc được tổ chúc tại Sắc Tứ Tổ đình Thiên Ấn – Tỉnh Quảng Ngãi từ ngày 20 đến 24 tháng 7 năm 2017 với số Trại sinh kỷ lục 5,737 Huynh trưởng và Đoàn sinh tham dự,.
  • Ban Quản trại họp bạn Huynh trưởng Hội trại Tâm Minh đã hoàn thành Tập Kỷ yếu “ Hội trại Tâm Minh họp bạn Huynh trưởng GĐPT toàn quốc 2015 tại Bà Rịa Vũng Tàu” sau khi trại được xác lập kỷ lục
  • Tài liệu tu học bậc Trực Ngành Thanh đã hoàn thiện góp phần hoàn chỉnh toàn bộ tài liệu tu học cho 3 Ngành : Đồng – Thanh – Thiếu

Năm 2018:

+ Tổ chức Trại huấn luyện liên trại Lộc Uyên – A Dục – Huyền Trang lần thứ 4 cho các Tỉnh miền Tây Nam bộ từ ngày 28/4 đến ngày 01/5/2018 tại chùa Chrui Tom Chăc Tỉnh  Sóc Trăng với  205 Trại sinh tham dự

+ Quyết định số 019/2018/QĐ/BHPT, ngày 15 tháng 7 năm 2018 của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương GHPGVN V/v chuẩn y nhân sự Ban Hướng dẫn PB. GĐPT Trung ương do Huynh trưởng cấp Dũng Tâm Duệ NGUYỄN ĐỨC CHÂU làm Trưởng Phân ban và 50 thành viên

+ Tổ chức  xét xếp cấp Tấn 150 Huynh trưởng đủ điều kiện  của 22 Tỉnh, Thành

Tổ chức Hội nghị Đại biểu Huynh trưởng GĐPT lần thứ 12 tại chùa Pháp Lâm – TP. Đà Nẵng từ ngày 22 đến 25 tháng 11 năm 2018 với 550 Huynh trưởng Đại biểu tham dự:

Nội dung Hội nghị :

  • Báo cáo 20 năm hoạt động của GĐPTVN trong lòng GHPGVN (Từ năm 1998 – năm 2018)
  • Tu chỉnh Nội quy GĐPT thuộc GHPGVN
  • Thành lập Ban Bảo trợ GĐPT Trung ương

+ Tham dự khoá Hội thảo chuyên ngành do Ban Hướng dẫn Trung ương tổ chức tại Tỉnh KonTum với 150 Huynh trưởng của 8 Tỉnh miền Trung và 5 Tỉnh Tây  Nguyên tham dự
+ Tổ chức Truy thăng cấp Dũng cho :

– Huynh trưởng Chúc Tịch HOÀNG VĂN HIẾU  – Nguyên Phó Trưởng  ban BHD. PB. GĐPT – Tỉnh ĐăkLăk
– Huynh trưởng Nguyên Hậu NGUYỄN VĂN THUẦN- Nguyên Phó Trưởng Phân ban PB. GĐPT/TW, Nguyên Trưởng ban Hướng dẫn PB. GĐPT -TP.Hồ Chí Minh.
– Huynh trưởng Nhuận Kỳ DƯƠNG TRƯƠNG CỜ – Nguyên Phó Phân ban GĐPT Tỉnh Quảng Nam

Năm 2019 :

+ Ban Hướng dẫn PB. GĐPT Trung ương Tổ chức khoá bồi dưỡng kiến thức Kỹ năng cầm đoàn Đoàn và Hành chính GFĐPT cho các Tỉnh miền Tây Nam bộ.
+ Tổ chức Trại họp bạn GĐPT 5 Tỉnh Tây Nguyên kết hợp khoá  bồi dữơng kiến thức GĐPT và Hành chính GĐPT cho Huynh trưởng các cấp. tại chùa Từ Quang, Huyện Đức Cơ Tỉnh Gia Lai  từ ngày 28/7 đến 30/8 năm 2019  với 2.500 Huynh trưởng và Đoàn sinh tham dự.
+ Thường trực BHD. PB. GĐPT Trung ương và Huynh trưởng GĐPT các Tỉnh miền Tây Nam bộ tham dự khoá Hội thảo chuyên ngành do Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương tổ chức tại Thiền viện Trúc Lâm, TP. Cần Thơ từ ngày 15 đến 17/11/2019.
+ Tổ chức thăm viếng và làm việc với các GĐPT phía Bắc kết hợp hướng  dẫn kỹ năng và kiến thức GĐPT+ sinh hoạt  giao lưu với hơn 80 Huynh trưởng của các Đơn vị GĐPT phía Bắc.
+ Truy thăng cấp Dũng Huynh trưởng Nguyên Hiệp NGUYỄN VĂN ĐỆ – Nguyên Uỷ viên BHD.PB. GĐPT Trung ương, Nguyên Trưởng ban Hướng dẫn PB. GĐPT Tỉnh Bình Định.
+ Truy thắng cấp Dũng  Huynh trưởng Như Điền NGUYỄN VĂN SỮU, Nguyên Uỷ viên PB. GĐPT Tỉnh Quảng Nam

Năm 2020 :

+ Thường trực Ban Hướng dẫn PB. GĐPT Trung ương Tổ chức  xét xếp cấp và thọ cấp Tập và Tín  cho 41 Huynh trưởng những Đơn vị GĐPT miền  Tây Nam bộ không đủ điều  kiện thành lập Hội đồng Xét xếp cấp như Nội quy GĐPT quy định, tại chùa Bảo Tịnh – TP. Vị Thanh , Tỉnh Hậu Giang.
+ Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp thêm vào tình hình thiên tai bảo lụt tại các Tỉnh miền Trung ….nên sinh hoạt từ Trung ương đến các Tỉnh, Thành không thể sinh hoạt được . Với tình hình như vậy Ban Hướng dẫn PB. GĐPT Trung ương vận động các Đơn vị GĐPT  Tỉnh, Thành + Ban Bảo trợ GĐPT/TW  và Mạnh Thường quân hỗ trợ, đóng góp  tịnh tài, tịnh vật…..để hỗ trợ cho Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPT các  Tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng thiên tai lũ lụt.
Phái đoàn Ban Hướng dẫn PB. GĐPT Trung ương trực tiếp đến các Tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận thăm viếng và hỗ trợ cho Huynh trưởng và Đoàn sinh bị thiệt hại trong Bảo lụt …với số tiền vận động được là 516.287.000 đồng

Huynh trưởng cấp Dũng Tâm Hướng LÊ BÁ CHÍ- Cố vấn GĐPT Trung ương – Trưởng ban Hướng dẫn PB. GĐPT Tỉnh Quảng Trị từ trần.
Truy thắng cấp Dũng Huynh trưởng Truyền Chơn NGUYỄN VĂN DÌN, Nguyên Phó Trưởng ban Hướng dẫn PB. GĐPT Tỉnh Đồng Nai.
+ Hoà thượng Chủ tịch HĐTS/GHPGVN ban hành Nội quy Gia đình Phật tử /GHPGVN bởi Quyết định số 471/QĐ/HĐTS ngày 26 tháng 11 năm 2020

Năm 2021:

+ Tổ chức Trại huấn luyện Liên trại Lộc Uyển – A Dục – Huyền Trang cho GĐPT các Tỉnh miền Tây tại Chùa Hội An, TT Vũng Liêm Tỉnh Vĩnh Long từ ngày 30/4 đến ngày 02 thàng 5 năm 2021 (GĐ.2)  với 72 Trại sinh Huynh  trưởng tham dự
+  Trại huấn luyện Huynh trưởng cấp 3 Vạn Hạnh V:

  • Do tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 không thể tập trung trại sinh theo kế hoạch như trước đây , nên Ban Hướng dẫn PB. GĐPT Trung ương tổ chức Trại Vạn Hạnh V làm hai giai đoạn :
  • Giai đoạn 1 : Học hàm thụ qua sự hướng dẫn trực tiếp của Huynh trưởng tại địa phương và giảng dạy trực tuyến  (Online) của Ban Giản huấn của Trung ương
  • Giai đọan 1 được khai giảng trực tuyến (Online)

Buổi lễ được tổ chức tại Hội trường chùa Từ Đàm – TP. Huế với trên 100 đầu cầu của Trại sinh và Ban Hướng dẫn PB. GĐPT các Tỉnh , Thành vào ngày 16 tháng 10 năm 2021 .với sự chứng minh của Chư Tôn đức Trung ương và Thừa Thiên – Huế, cùng Huynh trưởng thành viên  Ban Hướng dẫn và hơn 50 Huynh trưởng Trại sinh Vạn Hạnh V Thừa Thiên Huế  tham dự.

– Giai đoạn 2 : Sẽ tổ chức khi tình hình dịch bệnh giảm và không còn cách ly ……

V.- ĐƠN VỊ GĐP CƠ SỞ – HUYNH TRƯỞNG VÀ ĐOÀN SINH :

Tính đến tháng 6 năm 2021  (Thuộc GHPGVN)

1/. Theo thống kê hiện có  1.035  Đơn vị cơ sở

2/. Số lượng Huynh trưởng và Đoàn sinh các cấp:

  • Huynh trưởng : 9.343
  • Đoàn sinh : 53.717

Tồng số Huynh trưởng và Đoàn sinh:  63.060

C.- KẾT THÚC:

Như phần  đã trình bày, GĐPT không những thống nhất hình thức, nội dung mà còn thống nhất ý chí, tư tưởng hành động qua mục đích và tôn chỉ của GĐPT trong suốt 2/3 thế kỷ lịch sử GĐPTVN, từ khi phôi thai của một tổ chức Đồng ấu không chuyên trách đến Đoàn Thanh niên Phật học đức dục, một đoàn thể của những thành phần trí thức nhằm nghiên cứu giáo lý nhà Phật đến đoàn ngũ hóa Gia đình Phật hoá Phổ (GĐPHP), được chuyển biến từng giai đoạn cách nhau thời gian như có tính toán, để bước đi từng giai đoạn vững chắc, tạo niềm tin cho mỗi từng giai đoạn, có sự suy tư vững vàng hơn.

Khoảng thời gian sau cái tuồi 20 có một lộ trình phát triển GĐPT vững chắc cho niềm tin ở tương lai.

+ 10 năm Đồng Ấu (1931-1940)

+ 10 năm Đoàn TNPHĐD – Gia đình Phật hóa phổ (1941-1950)

Rồi với thời gian :

  • 50 năm Gia đình Phật tử Việt Nam (1951-2001)
  • 60 năm Gia đình Phật tử Việt Nam (1951 – 2011)
  • 70 năm Gia đình Phật tử Việt Nam (1951 – 2021)

Giai đoạn này chuẩn bị cho giai đoạn khác, xây dựng và phát triển lớn mạnh thêm của từng giai đoạn, chứng minh cho ta thấy cụ thể qua báo cáo hôm nay qua nhiều sự kiện thể hiện sự lớn mạnh của tổ chức  GĐPT Việt Nam

Với châm ngôn Bi – Trí – Dũng thể hiện tình thương không tính toán có sự phát huy trí tuệ vững chải, phân biệt đúng sai, một tinh thần mạnh mẽ không sợ khó, sợ khổ…”Lấy yêu thương làm chất liệu liên kết lòng người, lấy trí tuệ làm kim chỉ nam, lấy dũng lực làm đà tiến thủ…”  “Anh Nguyên Hùng VÕ ĐÌNH CƯỜNG…”

Dù thời gian có biến thiên, không gian có thay đổi, mục đích của GĐPTVN vẫn là một hạnh nguyện rộng lớn vô biên không những ở quá khứ mà cả hiện tại và tương lai.

Con đường dài khi nào cũng khúc khuỷu, quanh co, lịch sử GĐPTVN với thời gian 2/3 thế kỷ cũng có lúc gian nan khổ cực, cũng có sự mất mát đau thương, có lúc phải kiên trì, nhẫn nhục chịu đựng để được sống còn và phát triển lớn mạnh cho đến ngày hôm nay.

Tinh thần GĐPT thể hiện tinh thần Dũng qua những con người tiết tháo phi thường “Vô úy xả thân”, xin thành kính tri ân những Anh, Chị tiêu biểu đã hy sinh xả thân cho tổ chức GĐPT:
–    HTr. Phan Duy Trinh bị ám sát tại Huế.
–    Đoàn sinh Đặng văn Công, Nguyễn Thị Lan và 6 Đoàn sinh GĐPT bị bắn chết tại Đài phát thanh Huế.

  • Thiếu nữ Quách thị Trang bị bắn chết tại Saigon.
  • Nữ Htr. Đào thị Yến Phi tự thiêu tại Nha Trang.
  • Nguyễn Đại Thức bị bắn chết tại Huế.
  • Thiếu nữ Nguyễn Thị Vân tự thiêu tại Huế
  • Thiếu nữ Đào thị Tuyết tự thiêu tại Saigon.

–    Htr. Lê Thanh Sô bị bắn chết tại Đà nẵng… và còn nhiều Anh, Chị khác bị sát hại, thủ tiêu không biết ngày chết. Các Anh, Chị đã nằm xuống để bảo vệ Đạo pháp và lý tưởng GĐPTVN.

Kỷ niệm 70 năm GĐPTVN chúng ta phải đem hết trí tuệ và năng lực xây dựng, phát triển GĐPT càng ngày càng vững mạnh.

Cho đến giờ này có một số Anh, Chị ở vào cái tuổi trên thất thập cổ lai hy, vẫn còn mặc chiếc áo lam với Huy hiệu Hoa sen trắng. Mỗi chiều chủ nhật đến chùa sinh hoạt, thổi còi, tập họp đàn em một cách hăng say quên đi cái tuổi… và tóc bạc phơ của mình. Đó cũng là một phần tri ân, báo ân những bậc tiền bối đã khai sáng ra tổ chức và những anh chị đã nằm xuống.

Nhiệm vụ của chúng ta hôm nay không những giữ gìn tinh thần truyền thống tốt đẹp của tổ chức mà còn phải giữ giềng mối kỷ cương để trao truyền cho thế hệ kế thừa phát triển tổ chức ngày càng lớn mạnh, để khỏi phụ lòng những Vị tiền bối và các Anh, Chị đã khai sáng ra tổ chức  GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM ./-

-HẾT-

Huynh trưởng cấp Tấn
Thị Bá HUỲNH VĂN TÙNG
Chánh Thư ký PB.GĐPT.TW

Cuộc đời và sự nghiệp Bác Tâm Minh – Lê Đình Thám

Trong sự nghiệp chấn hưng Phật giáo nước nhà, tại miền Trung, vào những năm của thập kỷ 1930, bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám là người đã cống hiến nhiều công lao xuất sắc, đưa Phật giáo miền Trung phát triển vững chắc và sâu rộng.
Để ghi nhớ những công lao của một cư sĩ ưu tú của Phật giáo, chư vị Tôn Đức Giáo phẩm Thừa Thiên-Huế đã tạc một bức tượng bán thân cư sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám trong khuôn viên Tổ đình Từ Đàm, Huế. Có thể nói đây là vị Cư sĩ duy nhất từ trước đến nay có vinh hạnh lớn được chư vị Tôn Đức quý mến và dựng tượng tưởng niệm.
Cư sĩ Tâm Minh không chỉ đã cống hiến nhiều công lao chấn hưng Phật giáo nước nhà, mà còn là người tiên phong sáng lập các tổ chức giáo dục Thanh, Thiếu niên Phật giáo, nhờ vậy Gia đình Phật tử có nhân duyên ra đời và phát triển như ngày hôm nay.
Bác sĩ Lê Đình Thám sinh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Đông Mỹ (Phú Mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng nam, xuất thân trong một gia đình khoa bảng, vọng tộc; thân sinh là cụ ông Lê Đỉnh đã giữ chức Đông các điện Đại học sĩ (một chức lớn trong Triều) kiêm chức Binh bộ Thượng thư (tương đương Bộ Trưởng Quốc phòng ngày nay) dưới triều Tự Đức; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Hiệu (kế thất); và người anh ruột là Lê Đình Dương, lớn hơn ba tuổi.
Tuổi thiếu niên
Lúc nhỏ, bác sĩ cùng anh trực tiếp học chữ Hán với cụ thân sinh. Hai người tiếp thu rất nhanh, thông đạt kinh sách, làm được thi phú, nhưng bác sĩ Thám tỏ ra xuất sắc và nổi tiếng ở quê nhà.
Thời kỳ đi học, từ cấp I đến Đại học, bác sĩ luôn đứng đầu lớp và chiếm giải Khôi nguyên trong tất cả các kỳ thi. Ông Lê Thanh Cảnh, bạn học của bác sĩ và là hội viên An Nam Phật học, có đăng bài viết trên tạp chí Quốc Học – Huế, kể lại câu chuyện: Lê Đình Thám đã giải một bài toán mà thầy dạy là ông Le Bris, người Pháp, không giải được, khiến ông này vô cùng thán phục và đã nhấc bổng trò Thám lên cao mà nói to: “Đây là thầy của tôi”. Cũng trong bài viết này, ông Lê Thanh Cảnh còn kể lại, bác sĩ Thám có một thiên năng nhớ bài rất nhanh, chỉ nhẩm qua hai lần là thuộc không sót một chữ.
Tuy học hành xuất chúng nhưng cách cư xử của người học trò Lê Đình Thám với bạn bè cùng lớp rất chân tình, hòa ái, được thầy yêu, bạn mến.
Đường đời
Bác sĩ Lê Đình Thám tốt nghiệp Thủ khoa y sĩ Đông Dương tại Hà Nội năm 1916. Thời bấy giờ đó là ước mơ của bao người mong được công thành, danh toại để hưởng phú quý vinh hoa, nhưng đối với người thanh niên ấy hưởng thụ không phải là mục đích mà lại luôn trăn trở trước cảnh nước mất, nhà tan. Thực dân Pháp biết bác sĩ Thám xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước cho nên chúng rất chiếu cố đến bác sĩ, đã thuyên chuyển bác sĩ đi nhiều tỉnh như những cuộc lưu đày.
Trong thời gian từ năm 1916 đến năm 1925, bác sĩ Thám thay đổi chỗ công tác các bệnh viện như Bình Thuận, Sông Cầu, Quy Nhơn, Tuy Hòa.
– Năm 1926, bác sĩ lại bị đổi về Hội An, Quảng Nam, tại đây bác sĩ Lê Đình Thám cùng vớinhững người yêu nước khác đứng ra làm lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh. Vì lý do này, người Pháp lại đẩy bác sĩ ra tỉnh Hà Tĩnh.
– Năm 1928, bác Thám mới được chuyển về Huế giữ chức Y sĩ trưởng Viện bào chế và Vi trùng học Pasteur.
– Năm 1930, bác sĩ đỗ thêm bằng bác sĩ Y khoa ngạch Pháp quốc.
– Năm 1933, làm Giám đốc bệnh viện Bài lao Huế.
– Năm 1945, Chính phủ Trần Trọng Kim mời bác sĩ Thám giữ chức Giám đốc Y tế Trung phần kiêm Giám đốc Bệnh viện Huế.
– Mùa Đông năm 1946, bác sĩ về quê ở Quảng Nam tham gia kháng chiến chống Pháp.
– Năm 1947, bác sĩ Thám giữ chức Chủ tịch Ủy ban kháng chiến miền Nam Trung bộ tại Liên khu V.
– Mùa hè năm 1949, bác sĩ được mời ra Bắc và được đề bạt giữ chức Chủ tịch Phong trào Vận động Hòa bình Thế giới của Việt Nam.
Tinh thần phục vụ xã hội
Thực hiện lời phát nguyện với bổn sư, ông là người đầu tiên đem Phật giáo đến với thanh niên trí thức, thiết lập hệ thống Gia đình Phật tử Việt Nam.
Bác sĩ Lê Đình Thám được bạn bè và những người đồng liêu đánh giá là người làm việc rất tận tụy, quên mình. Đối với các bệnh nhân, ông đối xử ân cần, bình đẳng, không phân biệt địa vị xã hội, người giàu, kẻ nghèo…
Là một bác sĩ, bác Thám không ngừng trau dồi nghề nghiệp, đã cùng bác sĩ người Pháp, ông Normet, Giám đốc Y tế Trung kỳ, phát minh ra Sérum (dịch truyền) Normet cùng một số dược liệu khác được y giới Pháp-Việt thời đó rất trọng vọng.
Năm 1933, trong thời gian giữ chức Giám đốc Bệnh viện Bài lao Huế, bác sĩ Thám đã làm việc hết sức tận tình, nổi tiếng là một danh y chẩn đoán và điều trị giỏi.
Cơ duyên đến với đạo Phật
Các tài liệu viết về tiểu sử của bác sĩ Lê Đình Thám đều có đề cập đến giai thoại về cơ duyên bác sĩ đến với Đạo Phật. Vào thời gian làm việc tại bệnh viện Hội An năm 1926, khi đi tham quan thắng cảnh chùa Tam Thai (thường gọi là chùa Non Nước), Đà Nẵng, bác sĩ đã đọc được bài kệ của Tổ Huệ Năng khắc trên vách chùa:

Bồ đề bổn vô thọ,
Minh cảnh diệc phi đài.
Bổn lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai.

Phụng sự Chánh pháp
Từ đó, bài kệ này ăn sâu vào tâm thức, làm cho bác sĩ Lê Đình Thám suy nghĩ và thôi thúc phải tìm hiểu cặn kẽ hơn. Vì vậy, vào năm 1928, khi bác sĩ được đổi từ nhiệm sở ở Hà Tĩnh về Huế giữ chức Y sĩ trưởng Viện Bào chế và Vi trùng học Pasteur, bác sĩ đã lên chùa Trúc Lâm xin yết kiến Hòa thượng Giác Tiên, được Hòa thượng khai ngộ về ý nghĩa và nguyên nhân phát sinh bài kệ trên. Hoát nhiên tâm đạo bừng sáng, bác sĩ đã thành kính xin quy y với Hòa thượng Giác Tiên, được Hòa thượng ban cho pháp danh là Tâm Minh. Từ khởi điểm này, cuộc đời của bác sĩ Thám gắn bó với Phật giáo và hết mình phụng sự Chánh pháp.
Tiếp theo từ năm 1929 đến năm 1932, với tinh thần tha thiết cầu học, bác sĩ Lê Đình Thám còn thọ giáo với Hòa thượng Phước Huệ, một bậc Cao Tăng đức độ và uyên thâm ở chùa Thập Tháp, tỉnh Bình Định. Vào thời điểm này, ở Trung Quốc, ngài Thái Hư Đại sư đang phát động công cuộc chấn hưng Phật giáo nên đã tác động mạnh đến Phật giáo Việt Nam, và thôi thúc bác sĩ Thám phải làm sao vực dậy Phật giáo nước nhà đang bị ngủ quên.
Năm 1932, vâng lời của Chư tôn Thiền đức: Phước Huệ, Giác Tiên, Giác Nhiên, Tịnh Hạnh, Tịnh Khiết, bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám đã quy tụ một số đồng lữ, những người tha thiết với đạo, có địa vị và uy tín trong xã hội như các cụ: Ưng Bàng, Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Khoa Tân, Viễn Đệ, Nguyễn Khoa Toàn, Ưng Bình, Bửu Bác… (gồm 18 người), đã đi đến việc thành lập Hội An Nam Phật Học (ANPH) (thời Pháp đô hộ, miền Trung từ Thanh Hóa trở vào Bình Thuận gọi là An Nam) do bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám là Hội trưởng. Ban đầu Hội đặt trụ sở tại chùa Trúc Lâm, sau đó, khi chùa Từ Đàm đại trùng tu xong, Hội dời văn phòng về đây. Mấy năm tiếp theo, Hội ANPH mở rộng hệ thống tổ chức đến các Chi hội, Khuôn hội rồi hầu hết các tỉnh miền Trung và Cao nguyên (bây giờ là Tây nguyên)…
Mở các trường Phật học
Trong các hoạt động của mình, Hội ANPH rất chú trọng đến việc đào tạo Tăng tài, do vậy các trường Phật học được thành lập như sau:
– Năm 1933, mở trường ANPH tại chùa Vạn Phước, sau đó dời về chùa Báo Quốc do HT. Trí Độ làm Đốc giáo.- Năm 1935, mở trường Sơn Môn Phật Học, lớp Đại học mở tại chùa Trúc Lâm do HT. Giác Tiên làm Giám đốc; lớp Trung học mở tại chùa Tường Vân do HT. Tịnh Khiết làm Giám đốc.
Bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám là người mẫn tiệp, uyên thâm triết học Đông-Tây, nhất làvề Kinh Luận, do vậy được Chư vị Cao Tăng mời dạy các trường nói trên. Trong cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận (tập III), trang 89 có ghi: “Lê Đình Thám có lẽ là người cư sĩ đầu tiên ở thế kỷ XX đã dự phần vào việc đào tạo Tăng tài. Phật học của Ông được các bậc Tôn túc công nhận là thâm uyên, cho nên Ông đã được mời vào giảng dạy trong các Phật học đường Trúc Lâm và Tường Vân…”. Mặc dù có một kiến thức cao rộng, nhưng cung cách của bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám rất khiêm nhã và trân trọng, mỗi lần có giờ giảng, bác sĩ luôn mặc áo tràng và đảnh lễ Chư Tăng trước khi lên bục giảng.
Tốt nghiệp khóa học đầu tiên của Phật học đường Báo Quốc gồm có các Học Tăng tiêu biểu như Thiện Siêu, Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Hoa, Trí Tịnh, Nhật Liên… Chư vị này về sau trở thành những vị giáo phẩm lãnh đạo cao cấp, lèo lái con thuyền Phật giáo Việt Nam vượt qua phong ba bão táp trong thời kỳ bị chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp năm 1963.
Nhà sáng lập các tổ chức giáo dục Thanh Thiếu niên Phật tử
Vào ngày 14 tháng 8 năm 1938, trong kỳ Đại hội đồng của Tổng hội ANPH tại Huế, bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám đã phát biểu: “Không có thành tựu bền vững nào lại không nhắm tới hàng ngũ Thanh Thiếu niên. Họ là những người tiếp nối chúng ta trong ngày mai…”. Một câu nói xuất phát từ suy nghĩ sâu xa và có tầm nhìn chiến lược mà sau đó đã hình thành các tổ chức giáo dục Thanh Thiếu niên Phật tử.
Bắt nguồn từ mối quan tâm trên, vào mùa Thu năm 1940, bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám đã thành lập Đoàn Thanh niên Phật học Đức dục (ĐTNPHĐD) do đích thân bác sĩ điều khiển. Thành phần Đoàn ĐTNPHĐD đầu tiên gồm có: Cố vấn: Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám; Đoàn trưởng: anh Phạm Hữu Bình; Đoàn phó: anh Đinh Văn Nam (nay là HT. Minh Châu); Thư ký: anh Ngô Điền; và các ủy viên: anh Ngô Thừa, Võ Đình Cường, Đinh Văn Vinh, Nguyễn Hữu Quán, Nguyễn Khải, Lê Kiểm, Phạm Quỵ, Hoàng Ngọc Phu, Lê Đình Duyên. Năm sau có các anh mới: Ưng Hội, Tráng Thông, Lâm Công Định.
Đoàn TNPHĐD thành lập Phật học Tùng thư để xuất bản kinh sách mà phần lớn do ĐTNPHĐD biên soạn.
Ngày Phật đản 8 tháng 4 năm Giáp Thân – 30.04.1944 (đến năm 1952 mới thống nhất làm lễ Phật đản vào ngày Rằm tháng Tư theo Nghị quyết của Hội Liên Hữu Phật giáo Thế giới), Đại hội Thanh Thiếu niên Phật tử tại rừng Quảng Tế, Huế, đã đi đến thành lập Gia đình Phật Hóa Phổ (GĐPHP). Các GĐPHP đầu tiên gồm có Gia đình Tâm Minh (do bác sĩ Lê Đình Thám là Phổ trưởng); Gia đình Thanh Tịnh (do bác sĩ Tôn Thất Tùng làm Phổ trưởng); Gia đình Tâm Lạc (do bác Phạm Quang Thiện làm Phổ trưởng) và Gia đình Sum Đoàn (do bác Nguyễn Hữu Tuân làm Phổ trưởng). Đến năm 1951, đại hội GĐPHP tại chùa Từ Đàm, Huế đã quyết định đổi danh xưng thành Gia đình Phật tử, như vậy GĐPHP là tiền thân tiếp cận của Gia đình Phật tử Việt Nam.
Chủ trương thành lập báo Viên Âm
Nhằm truyền bá giáo lý Phật đà và thông tin các hoạt động Phật sự, bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám đã chủ trương Nguyệt san Viên Âm (nghĩa là tiếng nói tròn đầy), số đầu tiên ra mắt độc giả vào ngày 01.03.1933, với chức danh Chủ nhiệm kiêm chủ bút, các thành viên trong ĐTNPHĐD nói trên đều tham gia viết bài. Đến tháng 5 năm 1942, bắt đầu từ số 48, bác sĩ Lê Đình Thám giao hẳn tờ Viên Âm cho ĐTNPHĐD quản lý và phụ trách biên tập.
Phật giáo Việt Nam chúng ta quả đã rất tự hào và hãnh diện khi còn có các bậc Cư Sĩ uyên thâm, thục hành pháp Phật chuyên cần, trong đó có Bác Tâm Minh Lê Đình Thám.
Cuộc đời bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám từ ngày quy y Tam bảo ở chùa Trúc Lâm, Huế cho đến lúc trái tim nhân ái của Bác sĩ ngừng đập vào ngày 23.04.1969 (nhằm ngày 07 tháng 03 năm Kỷ Dậu), mộ táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội, trong bất cứ hoàn cảnh nào, ở đâu, bác sĩ cũng đã thể hiện một Phật tử tài năng và chân chính. Sự nghiệp phụng sự Chánh pháp và công lao sáng lập các tổ chức giáo dục Thanh, Thiếu niên Phật tử của bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám thật rực rỡ, trường tồn mãi với Phật giáo nước nhà cũng như với GĐPT Việt Nam.

Nguồn từ bài viết của Anh Võ Đình Cường
Tạp chí Văn hoá Phật giáo 6

Lễ Phát Thưởng qua các thời kỳ

Với truyền thống hàng năm, nhằm khuyến khích tinh thần học tập của các em đoàn sinh ở các Trường Tiểu Học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Đại học cao đẳng, vào mỗi dịp hè GĐPT Phổ Hiền tổ chức Lễ Phát Thưởng để tuyên dương thành tích học tập của các em và khuyến khích động viên tinh thần các em cho năm học mới tiếp theo. Dưới đây là một số hình ảnh Lễ Phát thưởng qua các thời kỳ:

LỄ PHÁT THƯỞNG NĂM 1993 – 1994

LỄ PHÁT THƯỞNG NĂM 1994 – 1995

LỄ PHÁT THƯỞNG NĂM 2000 – 2001

LỄ PHÁT THƯỞNG 2006 – 2007

 

Trại Giác Ngộ 2022

Nhân dịp Lễ Thành Đạo Phật lịch 2566, Mừng Chu niên lần thứ 59 GĐPT Phổ Hiền, tổng kết các hoạt động phật sự năm 2022 đề ra các phương hướng hoạt động cho năm 2023. Ban Huynh Trưởng GĐPT Phổ Hiền tổ chức Trại Giác Ngộ 2022 cho toàn thể Đoàn sinh GĐPT Phổ Hiền.

HÌNH THỨC TỔ CHỨC: Tổ chức trại 2 ngày 1 đêm.
TÊN TRẠI: TRẠI GIÁC NGỘ 2022
THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM: Từ 7h30 ngày 31/12/2022 đến 17h00 ngày 01/01/2023. (nhằm ngày mùng 9-10/12 năm Nhâm Dần), tại Chùa Phổ Hiền.
THÀNH PHẦN THAM DỰ:Toàn thể Huynh trưởng và đoàn sinh các ngành Thanh – Thiếu – Đồng niên của GĐPT Phổ Hiền.
CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIẾN:
Ngày 31 – 12 – 2022:
07h30 – 8h30:        Tập trung Đoàn sinh – Phổ biến nội quy – Chia đội.
08h30 – 9h30:        Khai Mạc Trại (có chương trình riêng)
09h30 – 11h30:      Trò chơi vận động 1 (có chương trình riêng)
11h30 – 13h30:      Ăn Trưa – Chỉ tịnh
13h30 – 14h30:      Lễ Phật – Ngồi thiền
14h30 – 15h30:      Thi Phật Pháp (có chương trình riêng)
15h30 – 17h00:      Trò chơi vận động 2 (có chương trình riêng)
17h00 – 18h00:      Ăn Chiều – Chuẩn bị lễ Chu Niên
18h00 – 19h00:      Lễ kỷ niệm Chu niên (có chương trình riêng)
Lễ phát nguyện đoàn sinh chính thức (có chương trình riêng)
19h00 – 20h00:      Chụp hình lưu niệm, giao lưu gặp gỡ
20h00 – 20h30:      Sinh hoạt vòng tròn, trò chơi nhỏ
20h30 – 22h00:      Văn nghệ dưới đèn
22h00:                   Chỉ tịnh – Họp BQT

Ngày 01 – 01 – 2023:
05h00:                   Báo Thức – VSCN
05h30 – 06h00:      Thể dục buổi sáng
06h00 – 07h30:      Lễ Phật – Lễ Phát Nguyện vào Đoàn
07h30 – 08h00:      Nghi thức buổi sáng
08h00 – 09h00:      Ăn Sáng
09h00 – 10h00:      Trò chơi vận động 3 (có chương trình riêng)
10h00 – 11h30:      Lễ Hằng Thuận (có chương trình riêng)
11h30 – 13h30:      Ăn Trưa – Chỉ tịnh
13h30 – 15h00:      Sinh hoạt vòng tròn, trò chơi nhỏ
15h00 – 16h00:      Bế Mạc Trại (có chương trình riêng)
16h00 – 17h00:      Dọn dẹp, vệ sinh đất trại
17h00:                   Kết dây thân ái ra về

Chương trình tu học ngành Thanh: Bậc Trực (3 năm)

Theo chương trình tu học được tu chỉnh tại Hội nghị Đại biểu Huynh Trưởng GĐPT Việt Nam từ ngày 11 đến 14/08/2006 tại Văn phòng 2 Trung Ương GHPGVN, Thiền viện Quảng Đức và Tổ đình Vĩnh Nghiêm.
A. Phật pháp – Tinh thần – Lịch sử
(11 đề tài xuyên suốt cho 4 bậc – được nâng cao dần)
1. Tam Bảo – Quy y Tam Bảo
2. Năm giới cấm
3. Niệm Phật – Tụng kinh – Trì chú
4. Ăn chay
5. Lục hòa
6. Lịch sử đức Phật Thích Ca
7. Chánh niệm, Tu Bát quan trai
8. Lịch sử Phật giáo Việt Nam
9. Lịch sử Gia đình Phật tử
10. Mục đích – Châm ngôn – Điều luật GĐPT
11. Hạnh phúc Gia đình theo tinh thần Phật giáo
12. Tứ diệu đế
13. Tứ niệm xứ
14. Tam vô lậu học
15. Lục độ
16. Phát Bồ đề tâm
17. Khái quát ý nghĩa kinh nhật tụng
18. Nhân sinh quan Phật giáo
19. Vũ trụ quan
20. Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các vị lãnh đạo qua các thời kỳ:
– Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết (Miền Trung)
– Hòa Thượng Thích Khánh Anh (Miền Nam)
– Hòa Thượng Thích Thanh Hanh (Miền Bắc)
21. Vua Trần Nhân Tông sơ tổ phái Thiền Trúc Lâm
22. Đạo Phật với hòa bình
– Bài đọc thêm: Ngài Liễu Quán
Thực hành: như các bậc trước có nâng cao hơn.B. Hoạt động từ thiện xã hội
1. Tham gia với cộng đồng: Phòng chống tệ nạn xã hội (ma túy, rượu chè, cờ bạc…), phòng chống HIV, AIDS
2. Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe (bản thân, gia đình và cộng đồng)
3. An toàn giao thông
4. Bảo vệ môi trường
5. Chia sẻ với cộng đồng.
6. Giúp đỡ các người già, neo đơn, học sinh nghèo vượt khó học giỏi
7. Tham gia hòa giải cộng đồng khi có bất đồng
8. Tổ chức vận động bảo trợ Gia đình Phật tử
9. Tổ chức tặng quà cho người nghèo, neo đơn, trẻ em mồ côi trong các dịp lễ lớn: Phật Đản, Vu Lan, Tết…C. Hoạt động thanh niên
Thực hiện nội dung các bậc trước có nâng cao.
1. Thiết trí án lễ Phật Đản tại tư gia
2. Hiểu biết về các bệnh thông thường ở người lớn tuổi
3. Chế độ ăn uống thích hợp với người già
4. Các biện pháp phòng chống và chữa STRESS.

D. Văn nghệ
1. Tham gia sáng tác các bài hát sinh hoạt hoặc bài hát lễ
2. Tìm hiểu ca dao, tục ngữ, thơ, văn về đạo pháp, dân tộc.
3. Tổ chức các buổi trình diễn văn nghệ cúng dường các lễ lớn: Phật Đản, Vu Lan.

Chương trình tu học ngành Thanh: Bậc Kiến (3 năm)

Theo chương trình tu học được tu chỉnh tại Hội nghị Đại biểu Huynh Trưởng GĐPT Việt Nam từ ngày 11 đến 14/08/2006 tại Văn phòng 2 Trung Ương GHPGVN, Thiền viện Quảng Đức và Tổ đình Vĩnh Nghiêm.
A. Phật pháp – Tinh thần – Lịch sử
(11 đề tài xuyên suốt cho 4 bậc – nâng cao dần)
1. Tam Bảo – Quy y Tam Bảo
2. Năm giới cấm
3. Niệm Phật – Tụng kinh – Trì chú
4. Ăn chay
5. Lục hòa
6. Lịch sử đức Phật Thích Ca
7. Chánh niệm, Tu Bát quan trai
8. Lịch sử Phật giáo Việt Nam
9. Lịch sử Gia đình Phật tử
10. Mục đích – Châm ngôn – Điều luật GĐPT
11. Hạnh phúc Gia đình theo tinh thần Phật giáo
12. Tứ nhiếp pháp
13. Thiểu dục tri túc
14. Tu là chuyển nghiệp
15. Ý nghĩa một số pháp khí, pháp phục
16. Ý nghĩa và cách sử dụng chuông trống Bát nhã
17. Lịch sử Phật giáo Việt Nam (từ thời Hậu Lê đến triều Nguyễn – Thời cận đại và chấn hưng)
– Bài đọc thêm:
+ Ngài Nguyên Thiều
+ Bồ tát Thích Quảng Đức
18. Sự tích Di Lặc Tôn Phật
19. Hai vị đại thí chủ thời đức Phật: Ông Cấp Cô độc và Bà Visakha
20. Đạo Phật và khoa học
21. Phật hóa Gia đình
22. Chuyện tiền thân, mẫu chuyện đạo:
– Thái tử Tu Đại Noa
– Vàng hay rắn
Thực hành:
1. Tu Bát quan trai
2. Tự thực hành được các thời tụng sám hối, tịnh độ, cầu an ở nhà
3. Tập thiền định mỗi đêm
4. Ăn chay tứ trai trở lên.B. Hoạt động từ thiện xã hội
1. Tham gia với cộng đồng: Phòng chống tệ nạn xã hội (ma túy, rượu chè, cờ bạc…), phòng chống HIV, AIDS
2. Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe (bản thân, gia đình và cộng đồng)
3. An toàn giao thông
4. Bảo vệ môi trường
5. Chia sẻ với cộng đồng
6. Chia sẻ với người khuyết tật, nhiễm chất độc da cam…, người bị nhiễm HIV AIDS
7. Vận động Phật hóa gia đình đến họ hàng, thân thuộc
8. Người Phật tử với việc thực hành nghi lễ khi hiếu sự, hỷ sự
9. Tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, lợi ích công cộng.

C. Hoạt động thanh niên
1. Thể dục dưỡng sinh – Khí công
2. Phòng chống Stress
3. Điều hành, quản lý ẩm thực cho một trại huấn luyện của GĐPT
4. Các loại lồng đèn.

D. Văn nghệ
1. Củng cố các bài hát lễ
2. Thêm một số bài ca sinh hoạt
3. Ca dao, tục ngữ, thơ văn về quê hương, đất nước, con người Việt Nam.

Chương trình tu học ngành Thanh: Bậc Minh (3 năm)

Theo chương trình tu học được tu chỉnh tại Hội nghị Đại biểu Huynh Trưởng GĐPT Việt Nam từ ngày 11 đến 14/08/2006 tại Văn phòng 2 Trung Ương GHPGVN, Thiền viện Quảng Đức và Tổ đình Vĩnh Nghiêm.
A. Phật pháp – Tinh thần – Lịch sử
(11 đề tài xuyên suốt cho 4 bậc – nâng cao)
1. Tam Bảo – Quy y Tam Bảo
2. Năm giới cấm
3. Niệm Phật – Tụng kinh – Trì chú
4. Ăn chay
5. Lục hòa
6. Lịch sử đức Phật Thích Ca
7. Chánh niệm, Tu Bát quan trai
8. Lịch sử Phật giáo Việt Nam
9. Lịch sử Gia đình Phật tử
10. Mục đích – Châm ngôn – Điều luật GĐPT
11. Hạnh phúc Gia đình theo tinh thần Phật giáo
12. Sám hối
13. Nhân quả – Nghiệp – Luân hồi
14. Bát chánh đạo
15. Tứ ân
16. Mười điều thiện
17. Kinh Thiện Sanh và các mối quan hệ của người Phật tử tại gia
18. Ý nghĩa Vu Lan Bồn
19. Cách sử dụng chuông mõ
20. Lịch sử Phật giáo Việt Nam (thời Lý, Trần)
Bài đọc thêm: – Ngài Khuông Việt
21. Đạo pháp và dân tộc
22. Chánh tín và mê tín
23. Chuyện tiền thân và mẫu chuyện đạo:
– Cặp mắt thái tử Câu La Na
– Những người mù sờ voi
Thực hành: như bậc Hòa nhưng có nâng cao.B. Hoạt động từ thiện xã hội
1. Tham gia với cộng đồng: Phòng chống tệ nạn xã hội (ma túy, rượu chè, cờ bạc…), phòng chống HIV, AIDS
2. Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe (bản thân, gia đình và cộng đồng)
3. An toàn giao thông
4. Bảo vệ môi trường
5. Chia sẻ với cộng đồng.
6. Hỗ trợ cho các Đoàn trong đơn vị GĐPT phát triển
7. Phật hóa gia đình
8. Vấn đề giao tiếp với xã hội.

C. Hoạt động thanh niên
1. Các gút thông thường: Gút sơn ca – Gút tháp cây – Gút ngạnh trê
2. Vài kiểu trại sàn – Vài đồ dùng ở trại
3. Cắm hoa
4. Chăm sóc người bệnh, người già, thai, sản phụ…
5. Chữa rắn cắn, rết cắn (nhất là các vùng thôn quê, vùng sâu, vùng xa)
6. Tiêm chủng mở rộng
7. Thức ăn và dinh dưỡng
8. Chữa một số bệnh thông thường bằng ngoại khoa (ở nông thôn)
9. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt (ở nông thôn)
10. Vi tính căn bản và nâng cao.

D. Văn nghệ
1. Thêm một số bài hát sinh hoạt
2. Trình bày một bức phông, màn trong dịp lễ Chu niên của GĐPT
3. Viết và làm báo Đoàn
4. Phác họa và thực hiện xe hoa, thuyền hoa nhân dịp lễ Phật Đản.

Chương trình tu học ngành Thanh: Bậc Hòa (3 năm)

Theo chương trình tu học được tu chỉnh tại Hội nghị Đại biểu Huynh Trưởng GĐPT Việt Nam từ ngày 11 đến 14/08/2006 tại Văn phòng 2 Trung Ương GHPGVN, Thiền viện Quảng Đức và Tổ đình Vĩnh Nghiêm.
A. Phật pháp – Tinh thần – Lịch sử
(11 đề tài xuyên suốt cho 4 bậc)
1. Tam Bảo – Quy y Tam Bảo
2. Năm giới cấm
3. Niệm Phật – Tụng kinh – Trì chú
4. Ăn chay
5. Lục hòa
6. Lịch sử đức Phật Thích Ca
7. Chánh niệm, Tu Bát quan trai
8. Lịch sử Phật giáo Việt Nam
9. Lịch sử Gia đình Phật tử
10. Mục đích – Châm ngôn – Điều luật GĐPT
11. Hạnh phúc Gia đình theo tinh thần Phật giáo
12. Thờ Phật – Lễ Phật – Cúng Phật
13. Năm hạnh
14. Nhân quả
15. Ý nghĩa huy hiệu Hoa Sen, sắc phục Gia đình Phật tử
16. Ý nghĩa chào kính
17. Chuyện Tiền thân, mẫu chuyện Đạo (tiêu biểu):
– Hoàng tử nhẫn nhục
– Lòng quy ngưỡng Phật pháp của vua A Dục
Thực hành:
1. Quy y, thọ giới, ăn chay
2. Lễ Phật, niệm Phật hàng ngày
3. Thực tập chánh niệm trước khi đi ngủ
4. Bố thí, tham gia công tác từ thiện.B. Hoạt động từ thiện xã hội
1. Tham gia với cộng đồng: Phòng chống tệ nạn xã hội (ma túy, rượu chè, cờ bạc…), phòng chống HIV, AIDS
2. Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe (bản thân, gia đình và cộng đồng)
3. An toàn giao thông
4. Bảo vệ môi trường
5. Chia sẻ với cộng đồng: giúp đỡ trẻ em mồ côi, nghèo khó, lang thang, thất học – Hiến máu tình nguyện.

C. Hoạt động thanh niên
1. Một số gút dây thông thường (gút số 8, gút quai chèo…)
2. Cách dựng lều – Vài kiểu trại – Vài kiểu trụ cờ
3. Vài tiện nghi ở trại – Xây bếp ở trại
4. Làm các kiểu vòng hoa – Kết hoa hồng – Làm các diều giấy
5. Làm đèn chậu, đèn hoa sen để múa đèn
6. An toàn về điện – Cấp cứu điện giựt – Tập bơi lội
7. Vi tính căn bản
8. An toàn thực phẩm
9. Hiểu biết một số bệnh nguy hiểm đối với trẻ em
10. Dấu đi đường thông thường – Mật thư.

D. Văn nghệ
1. Các bài hát lễ:
– Phật giáo Việt Nam (ý nghĩa và lịch sử)
– Trầm hương đốt
– Bài ca Sen Trắng
2. Một số bài hát sinh hoạt
3. Vẽ huy hiệu hoa sen, pháp luân và cắt dán (bằng giấy)
4. Cắt dán khẩu hiệu
5. Tìm hiểu một số ca dao, tục ngữ và hiểu ý nghĩa
6. Viết, làm báo Đội, Chúng
7. Kể chuyện đạo, chuyện tiền thân, chuyện cổ tích đã đọc.

Chương trình tu học ngành Thiếu: Bậc Chánh Thiện

Theo chương trình tu học được tu chỉnh tại Hội nghị Đại biểu Huynh Trưởng GĐPT Việt Nam từ ngày 11 đến 14/08/2006 tại Văn phòng 2 Trung Ương GHPGVN, Thiền viện Quảng Đức và Tổ đình Vĩnh Nghiêm.
A. Phật pháp – Tinh thần – Lịch sử
(4 đề tài xuyên suốt cho 2 bậc Trung và Chánh Thiện)
1. Thực tập chánh niệm (theo sách: Tìm vào thực tại)
2. Mười điều thiện
3. Nghi thức tụng niệm
4. Tứ Nhiếp pháp
5. Tứ Chánh cần
6. Giáo lý duyên khởi
7. Chánh tín chánh kiến trong đạo Phật
8. Luân hồi
9. Bát chánh đạo
10. Tứ niệm xứ
11. Bát quan trai (thực hành)
12. Lược sử Phật giáo Việt Nam thời Nguyễn, cận đại, hiện đại
13. Giáo hội Phật giáo Việt Nam
14. Các ngôi chùa lịch sử
15. Huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT hy sinh vì Đạo pháp
16. Tập điều khiển một buổi lễ Phật
17. Tập đánh chuông trống Bát nhã
18. Sự tích và hạnh nguyện của chư Phật và Bồ Tát.B. Hoạt động thanh niên
1. Các gút: Quai chèo kép, gút ráp cây, gút neo, gút mỏ neo, gút thoát thân
2. Tìm phương hướng bằng mặt trời và dùng gậy ước đạc chiều cao, khoảng xa
3. Đề phòng và cấp cứu điện giật
4. Di chuyển nạn nhân gãy xương, hô hấp nhân tạo
5. Dựng lều (các loại lều)
6. Vài kiểu thủ công trại
7. Mật thư
8. Sử dụng Sémaphore Quốc tế
9. Thêu may (Nữ).

C. Hoạt động xã hội
1. Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
2. Thuốc lá có hại cho sức khỏe
3. Thái độ khi đến nơi công cộng
4. Phòng chống HIV/AIDS, thái độ đối xử với người nhiễm bệnh
5. Thực hiện công tác từ thiện xã hội
6. Chăm sóc người bệnh
7. Sự cần thiết của việc tiêm chủng ngừa các bệnh thông thường cho trẻ em
8. Sử dụng thành thạo máy vi tính
9. Sử dụng máy ảnh

D. Văn nghệ
1. Làm báo Đoàn – Sơn tranh tượng Phật, Bồ Tát
2. Khắc, chạm, đúc nắn các loại huy hiệu (GĐPT, GHPGVN, Pháp luân…)
3. Tập hùng biện, dẫn chương trình văn nghệ, hội thi
4. Sử dụng được một số nhạc cụ thông thường: Guitar, Armonica, trống…
5. Âm nhạc lý thuyết (tiếp theo).

Chương trình tu học ngành Thiếu: Bậc Trung Thiện

Theo chương trình tu học được tu chỉnh tại Hội nghị Đại biểu Huynh Trưởng GĐPT Việt Nam từ ngày 11 đến 14/08/2006 tại Văn phòng 2 Trung Ương GHPGVN, Thiền viện Quảng Đức và Tổ đình Vĩnh Nghiêm.
A. Phật pháp – Tinh thần – Lịch sử
(4 đề tài xuyên suốt cho 2 bậc Trung và Chánh Thiện)
1. Thực tập chánh niệm (theo sách: Tìm vào thực tại)
2. Mười điều thiện
3. Nghi thức tụng niệm
4. Tứ Nhiếp pháp
5. Tứ Diệu Đế
6. Tứ ân
7. Nhân quả – Nghiệp báo
8. Lược sử Phật giáo Việt Nam (thời Lý – Trần)
9. Cuộc vận động của Phật giáo năm 1963
10. An cư kiết hạ (khái quát)
11. Tìm hiểu ngôi chùa trụ sở Phật giáo Tỉnh, Thành hội.B. Hoạt động thanh niên
1. Các gút: gút kép, ghế Anhmỏ chimgút carrickgút gỗ
2. Ký hiệu Morse và chữ sốTruyền và nhận tin thành thạo
3. Dấu lối đi đường thiên nhiên
4. Dựng lều thành thạo
5. Cấp cứu thông thường – Cứu chết ngạtchết đuốicầm máurắn rết cắn
6. La bànGóc phương vị và các hướng trên La bànTìm phương hướng bằng La bàn
7. Ước đạc khoảng cách và chiều caoƯớc đạt chiều rộng và chiều sâuCác phương pháp ược lượng – Bản đồ
8. Mật thư
9. Sử dụng Sémaphore Quốc tế
10. Thêu may (Nữ).C. Hoạt động xã hội
1. Giữ gìn bản sắc văn hóa Dân tộc
2. Bảo vệ môi trường sinh thái
3. Lịch sự nơi công cộng
4. Phòng chống ma túy
5. Ý thức, thái độ khi tham gia giao thông
6. Thêm một số biển báo giao thông đường bộ
7. An toàn về điện
8. Sử dụng máy vi tính
9. Điện thoại di động.

D. Văn nghệ
1. Viết, trình bày báo tường của Đội, Chúng
2. Sưu tầm ca dao tục ngữ, chuyện cổ Dân tộc, kể chuyện cho Đội, Chúng – Tập diễn thuyết
3. Âm nhạc lý thuyết tiếp theo
4. Biết thêm vài làn điệu dân ca